RMIT trao học bổng cho những “bông hoa” tri thức

PV| 23/10/2017 10:52

Đại học RMIT Việt Nam sẽ tặng sáu suất học bổng dành riêng cho nữ giới. Trong đó, hai suất học bổng toàn phần dành cho nghiên cứu sinh nữ thực hiện chương trình Tiến sĩ tại trường và bốn suất trị giá 50% học phí cho nữ sinh học các ngành công nghệ. Các suất học bổng này sẽ được trao trong buổi lễ diễn ra vào ngày 24/10 tại cơ sở Nam Sài Gòn, RMIT Việt Nam.

RMIT trao học bổng cho những “bông hoa” tri thức
Học bổng toàn phần dành cho nghiên cứu sinh nữ trị giá hơn 1,4 tỉ đồng

Suất học bổng trị giá hơn 700 triệu đồng sẽ được trao cho Lê Nguyễn Quỳnh Hương hiện là giảng viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh để làm luận án Tiến sĩ tại RMIT Việt Nam trong vòng ba năm. Trường mong muốn hỗ trợ Hương đạt mục tiêu trên con đường học vấn, đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu đến những người làm công tác giáo dục và nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó, có thể giúp Việt Nam lớn mạnh hơn, giúp những người làm trong ngành hiểu sâu hơn về hoạt động của các ngân hàng đầu tư, từ khâu quản lý, nghiên cứu thị trường, tư vấn chiến lược, đến quản lý rủi ro, quản lý tài chính, tư vấn pháp luật, cũng như các yếu tố liên quan đến kỹ thuật vận hành.

Nhận học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ tại RMIT Việt Nam là cơ hội quý giá, giúp nữ nghiên cứu sinh vừa hòa mình vào cộng đồng nghiên cứu toàn cầu, vừa nâng cao mục tiêu học tập nghiên cứu, đồng thời hoàn thành mốc quan trọng trong sự nghiệp học hành và thăng tiến của bản thân.

Lê Nguyễn Quỳnh Hương cho biết suất học bổng có thể giúp cô theo đuổi ước mơ học vấn mà vẫn có thể cân bằng giữa cuộc sống và sự nghiệp.

RMIT trao học bổng cho những “bông hoa” tri thức

Cô chia sẻ: “Học bổng giúp tôi có thể hoàn thành luận văn nghiên cứu tại một trường đại học theo chuẩn quốc tế mà vẫn đảm bảo nguồn tài chính và có thời gian dành cho gia đình. Ngoài ra, làm luận văn nghiên cứu ở một trường đại học của Úc ngay tại Việt Nam giúp tôi có thể đóng góp vào cộng đồng nghiên cứu của đất nước, từ đó có thể giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam”.

Trước đó, nhân dịp Quốc tế Phụ nữ vào đầu năm nay, RMIT Việt Nam cũng đã trao học bổng Tiến sĩ toàn phần cho cô Võ Ngọc Thảo Nguyên, giảng viên ngành Kế toán tại Đại học Quốc tế Miền Đông (Bình Dương).

Hơn 1,1 t đồng hỗ trợ nữ sinh ngành công nghệ

Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng công nghệ S.M.A.C – SSocial: mạng xã hội, Mobile - thiết bị di động, Analytics - phân tích dữ liệu và Cloud - điện toán đám mây. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang xây dựng những chiến lược tầm vĩ mô như xây dựng công dân điện tử, thành phố thông minh, quốc gia thông minh, v.v. Thuật ngữ ‘Cách mạng công nghiệp 4.0 được đề cập nhiều trong những năm gần đây cho thấy nền công nghiệp sản xuất tự động sẽ dần thay thế cho lao động chân tay.

Trước làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ, cơ hội đứng vào hàng ngũ lao động tay nghề cao hay trở thành lãnh đạo trong lĩnh vực mà lao động nữ còn thưa thớt như lĩnh vực này ngày càng rộng mở. Tại Việt Nam, chuyện phụ nữ giữ vai trò thuyền trưởng của các tập đoàn công nghệ đang trở nên khá phổ biến, và Tổng giám đốc Cisco Việt Nam bà Lương Thị Lệ Thủy là một ví dụ. Tại tập đoàn công nghệ FPT, trong hơn 28 ngàn nhân viên trên toàn cầu, đến 40% là nữ giới.

Việc tăng số lượng học bổng dành cho sinh viên nữ theo học các ngành công nghệ thể hiện cam kết mạnh mẽ của RMIT Việt Nam trong hỗ trợ nhân lực Việt Nam xây dựng năng lực lãnh đạo, sẵn sàng đón đầu xu hướng thế giới. Bốn suất học bổng trị giá hơn 1,1 tỉ đồng cũng sẽ được trao cho bốn nữ sinh theo học chương trình cử nhân ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ sư phần mềm tại RMIT Việt Nam vào buổi lễ cuối tháng 10 tới đây.

Được biết, Học bổng Công nghệ dành cho nữ sinh (Women in Technology Scholarship) là loại học bổng được thiết kế dành riêng cho sinh viên nữ trong tổng số các hạng mục học bổng RMIT Việt Nam trao tặng năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
RMIT trao học bổng cho những “bông hoa” tri thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO