Ra mắt sách "Học sinh kể chuyện Bác Hồ" nhân kỷ niệm 111 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước

tuoitrethudo| 09/06/2022 07:37

Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2022), NXB Trẻ ấn hành tác phẩm "Học sinh kể chuyện Bác Hồ" của tác giả Thy Ngọc.

Giúp độc giả nhiều độ tuổi dễ dàng ôn lại và tìm hiểu thêm về Bác Hồ kính yêu

“Học sinh kể chuyện Bác Hồ” là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc, 1925 - 2012), một người chuyên viết về thiếu nhi được kính trọng. Lúc sinh thời, nhà văn Thy Ngọc cho rằng: "Viết cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp dẫn".

Với tác phẩm "Học sinh kể chuyện Bác Hồ", tác giả đã lồng ghép những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ qua từng giai đoạn lịch sử theo lối diễn đạt của thanh thiếu niên. Điểm độc đáo trong tác phẩm này là thông qua hình thức trò chuyện giữa các bạn học sinh, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện một cách thú vị, giúp độc giả nhiều độ tuổi, thế hệ đều dễ dàng ôn lại và tìm hiểu thêm về Bác Hồ kính yêu.

Ra mắt sách
Cuốn sách "Học sinh kể chuyện Bác Hồ"

"Học sinh kể chuyện Bác Hồ" cung cấp những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ qua lời kể của học sinh nên phù hợp với cách giảng dạy, đào tạo của nhà trường hiện nay. Tác phẩm gồm có 7 phần, bao gồm những câu chuyện từ thời niên thiếu của Bác cho đến khi Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp qua lời kể của các bạn học sinh tên là Thủy, Sơn, Hòa và Huỳnh. Bên cạnh đó còn có thêm hai phần nội dung nhỏ tiếp tục mở ra nhiều điều thú vị cho bạn đọc hiểu thêm về Bác Hồ.

Phần 1 “Thời niên thiếu của Bác Hồ, những người thân trong gia đình Bác”

Phần này chứa những câu chuyện về Bác thuở nhỏ. Những điều thú vị như cái tên Côn của Bác hay Bác về thăm quê hương sau 52 năm xa cách đều được kể lại một cách chân thực. Không chỉ vậy, câu chuyện về hai vị thân sinh của Bác cùng những năm tháng khó khăn khi Bác mất mẹ, mất em trai, cha đi thi ở nơi kinh thành Huế xa xôi được kể lại hết sức cảm động. Bên cạnh đó là những bức hình minh họa sinh động, trùng khớp với câu chuyện đang diễn ra.

Phần 2 “Những năm học quan trọng, những ngày trăn trở”

Phần này giúp chúng ta được thấy rõ nét hơn về quá trình học tập của Bác cùng những suy tư với thời cuộc. Ngay từ lúc được ông Phó bảng cho học trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba vào tháng 9/1906 ở Thừa Thiên, Bác đã luôn cố gắng học tập không ngừng và thể hiện được sự thông minh lanh lợi của mình.

Phần 3 “Bác ra đi tìm đường cứu nước”

Đây là những nét chính về quá trình học tập và làm việc của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành trong những ngày các phong trào cách mạng bị thực dân Pháp đàn áp.

“Trưa ngày 2/6/1911, Tất Thành ra cảng Sài Gòn. Tàu của hãng Năm Sao vừa cập bến. Anh lên thẳng tàu Amiral Latouche Tréville xin việc làm. Anh gặp ba người Việt Nam làm việc ở phòng ăn. Anh thấy họ cười và nói nhỏ với nhau điều gì đó. Anh đoán họ nghĩ: “Một người mảnh khảnh như thế thì có thể làm được công việc gì trên tàu?”. Nhưng một người đã ân cần vỗ vai anh và bảo: “Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn cậu đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho cậu làm”.

Thấy anh, chủ tàu tên là Louis E. Michell hơi ngần ngại vì đứng trước mặt ông là một chàng trai cao gầy, có dáng học trò hơn là một người lao động, nhưng vẻ mặt rất khôi ngô. Ông ta hỏi:

- Anh có thể làm việc gì?

- Tôi có thể làm bất cứ việc gì!

Nghe câu trả lời dứt khoát, cả quyết, đầy tự tin của chàng trai, chủ tàu hứa:

- Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp, sáng mai anh đến đây nhận việc.

Sáng hôm sau, ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Văn Ba được nhận vào làm việc trên tàu. Viên chủ tàu đã giữ lời hứa, giao cho Văn Ba làm phụ bếp.

Là phụ bếp, mỗi ngày anh phải thức dậy trước 4 giờ sáng và từ đó đến 9 giờ tối, anh phải làm quần quật hết công việc này đến công việc khác; Suốt ngày, người đẫm mồ hôi và bụi than. Tuy làm việc quá sức nhưng anh vẫn ôn tồn, nhẫn nại và vui vẻ. Sau chín giờ tối, công việc xong, mọi người túm tụm đánh bài, còn anh Ba lại miệt mài đọc và viết đến khuya...

Ngày 5/6/1911, sau khi điểm danh đủ 72 thủy thủ và nhân viên trên tàu và xin dấu chứng nhận vào sổ tàu, con tàu Amiral Latouche Tréville được phép kéo một hồi còi dài, rời cảng Sài Gòn đi Singapore rồi sang Pháp.

Nguyễn Tất Thành nhìn đăm đắm vào bờ như muốn khắc sâu vào tâm trí hình ảnh cuối cùng trước giây phút tạm biệt quê hương muôn vàn yêu dấu!”

Phần 4 “Những năm tháng Bác ở nước ngoài”

Phần này được trình bày khá chi tiết về quá trình hoạt động của Bác. Từ những ngày Bác ở Châu Âu, Châu Phi và về Trung Quốc đều được kể cụ thể và hấp dẫn.

“Suốt 30 năm đằng đẵng ở nước ngoài, con đường muôn dặm của Bác Hồ có thể chia làm ba chặng lớn:

- Chặng 1: từ 1911 đến 1919.

- Chặng 2: từ 1919 đến 1924.

- Chặng 3: từ 1924 đến 1941.

Ra mắt sách

Chặng đường thứ nhất bắt đầu từ khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu Amiral Latouche Tréville ngày 5/6/1911. Suốt chặng đường này, cái tên từ quê hương: - Nguyễn Tất Thành, được dùng phổ biến trong các giấy tờ, thư tín, cho nên có thể gọi đây là “chặng đường Nguyễn Tất Thành”.

Chặng đường thứ hai bắt đầu từ tháng 6/1919, khi Bác Hồ của chúng ta nhân danh nhóm “Người Việt Nam yêu nước” ký tên Nguyễn Ái Quốc vào Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi các đoàn đại biểu dự Hội nghị Versailles, yêu cầu các nước Đồng minh vừa thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó có nước Pháp, hãy tôn trọng quyền tự do bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Cho nên có thể gọi chặng đường này là “chặng đường Nguyễn Ái Quốc”.

Còn chặng đường thứ ba không thể mệnh danh bằng một cái tên về người. Theo nội dung hoạt động thì có lẽ đúng hơn hết gọi là “chặng đường về nước” mặc dù các nơi Người tới, Người đi từ 1924 đến 1941 không phải là ít. Nhưng mục tiêu lớn nhất luôn đặt ra trước mắt Người là “Về nước” để thực hiện thành công mục tiêu cao cả, giành lại chủ quyền cho đất nước.

Có thể nói mở đầu cho chặng đường thứ ba này là vào ngày 25/9/1924, Văn phòng Ban Bí thư Quốc tế Cộng sản đã ra quyết định điều động Nguyễn Ái Quốc đi Quảng Châu đúng theo nguyện vọng của Người.”

Phần 5 “Bác Hồ về nước, Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến”

Quá trình làm việc của Bác Hồ sau khi về nước được tóm tắt ngắn ngọn, súc tích và khá đầy đủ. Từ lúc chuẩn bị khởi nghĩa cho đến ngày Bác đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, và còn nhắc lại một số thư Bác gửi cho học sinh, thanh niên.

Phần 6 “Tuổi trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”

Đây là những câu chuyện về quá trình chống Mỹ dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh những sự kiện chính còn là những câu chuyện cảm động khi Bác gặp các đồng chí miền Nam ra thăm, diễn viên đoàn Văn công quân khu Bốn theo đoàn đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua của lực lượng vũ trang ra học tập và báo cáo với Trung ương về thành tích bốn năm chống Mỹ cứu nước.

Phần 7 “Tên, bí danh, bút danh, cùng những sáng tác thơ văn của Bác”

Đây là những tài liệu được góp nhặt lại và trình bày ngắn gọn về các tên, giải thích các bí danh Bác dùng, cùng những sáng tác của Bác.

“Trong cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều tên, bí danh và bút danh khác nhau. Thủy tạm liệt kê theo thứ tự A, B, C đã và sẽ từ đó trình bày thêm một vài chi tiết của từng tên, từng bí danh, từng bút danh đó. Có thể bữa nay việc tra cứu này chưa đầy đủ, lúc nào tìm thêm được Thủy sẽ bổ sung sau.

Thủy xin đọc tổng thể trước:

- A.G, Ba (Văn Ba), Bác Hồ, C.B., C.K., Chen Vang, Chiến Sĩ, Chín (Thầu Chín), D.X., Đin, đồng chí Trần, G., Già Thu, Hồ Chí Minh, Hồ Quang, L.M. Wang, L.T., La Lập, Lê Nhân, Lê Nông, Lê Quyết Thắng, Lê Thanh Long, Lin, Line, Linốp, Lý Thụy, N., N.A.Q., N.K., Ng.A.Q., Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q., Ng. Ái Quốc, Nguyễn Ái Kbak, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nilopxki, P.C. Line, Paul, Quac E. Wen, T.L., Tân Sinh, Thanh Lan, Thu Sơn, Tống Văn Sơ, Trần Lực, U.L., V. Victor, Vương (đồng chí Vương), Wang, X., X.Y.Z.

Có bạn vừa hỏi tại sao Bác Hồ phải dùng nhiều tên như vậy? Theo Thủy, có thể do chặng đường hoạt động của Bác là rất dài, trải qua nhiều nước trên thế giới, ở nhiều môi trường khác nhau, Bác cần đề phòng mọi sự bất trắc để đánh lạc hướng bọn mật thám luôn rình bắt bớ, giam cầm, sự đổi tên chỉ là một cách bảo đảm bí mật để hoạt động cách mạng.

Ngoài ra, Bác có viết văn, viết báo, Bác ký nhiều tên khác nhau ở nhiều bài báo, dù rất nhiều bài đăng sau này khi Cách mạng tháng Tám đã thành công cho tới những ngày Bác viết xong Di chúc...

Bác ký nhiều tên khác nhau ở các bài báo đó, cũng là một cách “giữ bí mật” với độc giả chăng? Nhưng qua đó, chúng ta mới thấm thía sức làm việc phi thường của Bác. Dù việc nước, việc dân, việc trong nước, việc ngoài nước, trăm công nghìn việc mà lại tuổi già, sức yếu, Bác vẫn dành thời gian chăm chút từng bài báo, để lại cho các thế hệ chúng ta và mai sau cả một kho tàng văn hóa quý báu.”

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách "Học sinh kể chuyện Bác Hồ" nhân kỷ niệm 111 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO