Âm nhạc

Ra mắt phim ca nhạc đặc biệt "Trường Sa - Bến bờ trong nhau"

Thu Trang 30/07/2024 20:28

Chiều 29/7 tại Hà Nội, Ban văn nghệ - Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long tổ chức họp báo ra mắt phim ca nhạc 'Trường Sa - Bến bờ trong nhau'.

1h.jpg
Bộ phim ca nhạc "Trường Sa - Bến bờ trong nhau". Ảnh: BTC

Sự kiện diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân Dân miền Bắc (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2024), 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/-12/2024).

“Trường Sa - Bến bờ trong nhau” là phim ca nhạc đặc biệt ca ngợi những chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió. Nội dung phim kể về người lính hải quân với truyền thống gia đình gồm 4 thế hệ tiếp nối là bộ đội Hải quân. Phim thể hiện tình yêu, niềm tự hào của người lính khi được khoác lên mình bộ quân phục bảo vệ lãnh hải cho Tổ quốc.

Điều ấn tượng và cũng là những hình ảnh lần đầu khán giả được thấy chính là sự khắc họa hình ảnh người lính và lực lượng Hải quân trong thời đại mới sáng tạo, tinh nhuệ và hiện đại.

2h.jpg
Bộ phim kể câu chuyện về gia đình có nhiều thế hệ nối tiếp là bộ đội hải quân.

Bên cạnh đó, phim có nhiều câu chuyện xúc động về sự hy sinh của những người lính và hậu phương của họ - những người vợ, người mẹ dũng cảm và vượt gian nan để người lính vững tâm hết lòng phụng sự Tổ quốc.

Chia sẻ với báo chí, nhà báo Nguyễn Vọng Ngàn - Trưởng Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam cho biết, đối với Đài truyền hình Việt Nam, Ban văn nghệ là đơn vị duy nhất của của Đài sản xuất phim ca nhạc. Hàng năm, Ban văn nghệ đều thực hiện các dự án phim ca nhạc và đều được đầu tư công phu, kỹ lưỡng để đem đến những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao phục vụ khán giả. Tuy nhiên, bộ phim ca nhạc “Trường Sa - Bến bờ trong nhau” là dự án được xem là có quy mô lớn nhất của Ban văn nghệ tính đến thời điểm này.

Nhà báo Trần Hồng Hà - Phó Ban Văn nghệ trực tiếp chỉ đạo và đồng hành cùng dự án nhấn mạnh, Quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa là đề tài được lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam đặc biệt quan tâm, đề tài này được thể hiện trong nhiều thể loại như VTV đặc biệt, phóng sự, tài liệu, cầu truyền hình, MV ca nhạc, phim ca nhạc… Với dự án phim ca nhạc “Trường Sa - Bến bờ trong nhau” là một dự án phim đặc biệt, lần đầu tiên Ban Văn nghệ sản xuất một bộ phim ca nhạc với quy mô và sự đầu tư rất lớn về trí lực.

"Để sản xuất bộ phim này, biên tập âm nhạc đã cùng ê-kip đạo diễn biên kịch làm việc rất khẩn trương nghiêm túc để lựa chọn bài hát đưa vào kịch bản phim. Phần ghi hình diễn ra trong hơn 1 tháng với nhiều cảnh quay ở nhiều không gian khác nhau như đất liền, trong vùng quân sự, trong vịnh, trên đại dương và nhiều đảo tại quần đảo Trường Sa…" - Nhà báo Trần Hồng Hà cho biết thêm.

4h.jpg
Nghệ sĩ ưu tú Khánh Hòa biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Theo tiết lộ của nhà báo Đặng Hương, chủ nhiệm dự án, phim ca nhạc “Trường Sa - Bến bờ trong nhau” tính từ lúc khởi động đến hoàn thành kéo dài gần 2 năm trời. Thời ghi hình gần 1 tháng tại Bán đảo Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân, Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Lịch ghi hình dày đặc, có thể gây “chóng mặt” với bất kỳ ai khi các thành viên trong ê-kíp thường xuyên làm việc khoảng 20h/ngày, dưới cái nắng cháy da cháy thịt, có những lúc gần 45 độ C.

Với tính chất đặc biệt của “Trường Sa - Bến bờ trong nhau”, Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam đã cử 3 đạo diễn kỳ cựu của Ban cùng chung tay thực hiện bộ phim: đạo diễn chính Phú Trần, phó đạo diễn Nguyễn Sỹ Khoa và đạo diễn hình ảnh Trịnh Minh Tuấn.

“Trường Sa - Bến bờ trong nhau” là bộ phim ca nhạc thứ 4 của đạo diễn Phú Trần. Anh thừa nhận, trước khi nhận lời thực hiện phim “Trường Sa - Bến bờ trong nhau”, anh chưa hình dung được đây sẽ là bộ phim có quy mô lớn tới vậy. Ngay sau khi thống nhất xong kịch bản, cũng như họp bàn với các bên liên quan, đạo diễn Phú Trần đã quyết tâm dành toàn bộ thời gian cũng như tâm huyết của anh cho bộ phim để “Trường Sa - Bến bờ trong nhau” phải là sản phẩm của đất nước, phải có chất lượng xứng tầm để các bạn bè năm châu hiểu thêm về Việt Nam đất nước của hòa bình, cũng như sự phát triển vượt bậc của lực lượng Hải quân Việt Nam.

Đạo diễn Phú Trần chia sẻ, khi nhận kịch bản văn học phim ca nhạc “Trường Sa - Bến bờ trong nhau”, ấn tượng cũng như bài toán khó đầu tiên anh cần giải, đây là thử thách của 3 thể loại: phim ca nhạc, phim truyện và phim tài liệu có yếu tố thực tế.

“Kịch bản được đưa ra dựa trên những tình tiết, chi tiết có thật và theo hải lộ của đoàn công tác đi trên chuyến tàu đi ra quần đảo Trường Sa. Trên chuyến tàu đó có những trải nghiệm thực tế, làm sao để lồng ghép thật sự khéo léo những tình huống câu chuyện mà người biên kịch viết ra. Phải sắp xếp làm sao logic và hài hòa giữa việc diễn xuất của kịch bản, với chất liệu thực tế, quay thật, không diễn xuất của đoàn công tác. Và đặc biệt nữa là phải làm sao để hài hòa với phần âm nhạc...", đạo diễn Phú Trần nói thêm.

3h.jpg
Phim được ghi hình tại nhiều điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo đạo diễn Phú Trần, anh cảm thấy vô cùng may mắn khi kế hoạch đưa ra đến đâu, việc thực hiện quay đều rất thuận lợi, như ý đến đó nhờ sự hỗ trợ vô cùng to lớn của Quân chủng Hải quân: từ sự đồng thuận, hỗ trợ, hướng dẫn cùng như trực tiếp tham gia vào những cảnh quay.

Anh kể: “Thực hiện phim “Trường Sa- Bến bờ trong nhau”, cảnh quay nào với chúng tôi cũng ấn tượng và đáng nhớ. Tuy nhiên có một cảnh đến bây giờ khi tôi nghĩ lại vẫn có cảm xúc vỡ òa, đó là khi xây dựng một đại cảnh để NSƯT Khánh Hòa biểu diễn ca khúc Nơi ấy là Trường Sa. Lúc đầu, ý tưởng đưa dàn nhạc giao hưởng ra giữa biển khơi, cùng với các khí tài của Hải quân, chúng tôi cảm giác là một điều khá… phi thực tế. Có quá nhiều khó khăn, làm sao biết vị trí nào để quay hình đẹp, thời gian nào để dàn nhạc đến vị trí ghi hình.

Khi xây dựng màn biểu diễn này, ý tưởng của chúng tôi là thể hiện tinh thần thép, khí thế hào hùng của Hải quân Việt Nam. Quân chủng Hải quân hỗ trợ, hướng dẫn chúng tôi khảo sát rất nhiều địa điểm, tính toán vị trí neo đậu các con tàu, đưa nhân sự hàng trăm người tới điểm ghi hình…".

Bộ phim ca nhạc “Trường Sa - Bến bờ trong nhau” đáng nhớ với tất cả mọi người như thế, và ngay từ khi ghi hình bộ phim đã nhân lên rất nhiều tình yêu Trường Sa, yêu quê hương đất nước của mỗi người tham gia làm phim, từ mỗi người lại lan tỏa đến chính gia đình mình, người thân của mình. Với giai điệu đẹp, hình ảnh ấn tượng, câu chuyện xúc động cùng sự đầu tư công phu Trường Sa bến bờ trong nhau gửi gắm thông điệp ý nghĩa nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Đêm đại nhạc hội 'FPS 2024 - Time Capsule' của tân sinh viên trường Báo
    Đêm đại nhạc hội “FPS 2024 - Time Capsule” đã mở ra “thế giới” nghệ thuật đầy mãn nhãn, đánh dấu kỷ niệm "30 năm thành lập khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền".
  • NSƯT Tố Nga hát về quê hương với ca khúc mới của Ngọc Lê Ninh
    Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.
  • Đêm hòa nhạc kỷ niệm 30 năm tình hữu nghị Việt Nam-Peru
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tối 23/10 tại Hà Nội, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc “Q' pop & Quechua Concert” thu hút đông đảo người dân Thủ đô cùng bạn bè quốc tế tới tham dự.
  • “Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
    Đây là chương trình kỷ niệm 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” cũng là điểm nhấn khép lại chuỗi các hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt phim ca nhạc đặc biệt "Trường Sa - Bến bờ trong nhau"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO