Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động tại các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế

Thạch Vũ| 23/11/2022 08:14

Chiều 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra mắt và đưa vào hoạt động hệ thống thuyết minh tự động trên công nghệ quét mã QR. Hệ thống này được áp dụng tại Bảo tàng và 2 di tích lưu niệm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

z3903420929187_1117c9ca26000a64b0d3e19871dbd324.jpg
Một số sản phẩm lưu niệm, quà tặng có hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích về Người tại Huế.

Hệ thống thuyết minh tự động gồm 43 điểm, được áp dụng tại Nhà trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế và 2 di tích: Nhà lưu niệm Bác Hồ tại đường Mai Thúc Loan và Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (TP.Huế).

Điểm nhấn của hệ thống thuyết minh tự động này là dựa trên công nghệ quét mã QR, và bất cứ phần mềm quét mã nào cũng có thể sử dụng được hệ thống thuyết minh tự động, nhờ vậy du khách dễ dàng sử dụng, tương tác.

Sau khi quét mã QR, khách tham quan sẽ được nghe thuyết minh, đồng thời trên màn hình điện thoại hiển thị văn bản và hình ảnh về nội dung liên quan với giao diện tinh gọn, bắt mắt, dễ hiểu.

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bà Lê Thùy Chi cho biết: “Hệ thống thuyết minh tự động với hai ngôn ngữ Việt- Anh, cùng các cấp độ thông tin như giới thiệu chung, chủ đề, tiêu đề, sưu tập, hiện vật tiêu biểu và được phân chia thành các nhóm thông tin phù hợp với thời gian tham quan của khách. Hệ thống này cũng được tích hợp lên website của bảo tàng, thuận lợi cho việc truy cập và tham quan của du khách ở bất cứ địa điểm nào”.

Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế hiện trưng bày hơn 1.000 tư liệu, hiện vật liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng với khoảng 18.500 tư liệu, hiện vật tại kho cơ sở, trong đó có nhiều hiện vật gốc có giá trị. Ngoài ra, cùng với hệ thống các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế cũng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt, là những điểm tham quan, nghiên cứu, giáo dục thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hệ thống thuyết minh tự động được vận hành lần này tập trung ở Nhà trưng bày của bảo tàng với 35 điểm, 3 điểm tại di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan và 5 điểm tại di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ.

Cũng trong dịp này, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giới thiệu đến công chúng các sản phẩm lưu niệm, quà tặng có hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống các di tích lưu niệm của Người ở Thừa Thiên Huế. Mỗi sản phẩm là một hình ảnh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, có dấu ấn riêng, hấp dẫn, tạo sự lan tỏa, quảng bá hình ảnh về điểm đến.

Chuỗi các sản phẩm mới tại Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một trong những nội dung, nhiệm vụ của đề án “Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch” mà tỉnh đang đẩy mạnh triển khai.

Bài liên quan
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Chương trình Giáo dục di sản “Hành trình Lịch sử”
    Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia. Thời gian gần đây ngoài hoạt động tiếp đón các đoàn tham quan, nghiên cứu thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi tổ chức chương trình Giáo dục di sản với chủ đề “Hành trình Lịch sử” để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động tại các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO