Quy hoạch phố đi bộ phục vụ phát triển kinh tế đêm tại Hà Nội: Không đơn giản là việc ngăn đường cấm xe

KTĐT| 15/12/2021 14:38

Hà Nội đang đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ lớn về quy hoạch, đó là xây dựng quy hoạch TP và rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đây là cơ hội lớn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đô thị. Những giải pháp về quy hoạch nhằm khai thác tối đa và phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế đô thị, nhất là kinh tế đêm cần được chú trọng triển khai.

Tiềm năng lớn về phát triển kinh tế đêm
Mới đây, trong văn bản trả lời ý kiến của cử tri về việc nghiên cứu, có giải pháp nhằm khai thác và phát triển mạnh hơn nữa kinh tế đêm, UBND TP Hà Nội khẳng định, TP Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm. Bởi lẽ, Hà Nội là trung tâm văn hóa - chính trị của cả nước, là trung tâm du lịch với rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP...
Trên thực tế, cùng với những định hướng của TP, các quận, huyện trên địa bàn cũng đã chủ động trong việc phát triển kinh tế ban đêm, nhiều địa phương dần trở thành những khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm từ năm 2016 đã tổ chức không gian phố đi bộ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cổ. Hiện nay, quận đang trình Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đây là một trong những quận đi đầu của TP để cụ thể hóa định hướng về phát triển kinh tế đêm và xác định những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.
Đối với quận Tây Hồ, phát triển kinh tế ban đêm với không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn. Đề án này kể từ khi được quận Tây Hồ triển khai đã nhận được sự quan tâm của người dân, khách du lịch và trở thành không gian đi bộ mới sau khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Tại quận Long Biên với tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh, hiện đang có khu phố ẩm thực Ngọc Lâm.
Ngoài ra, nhiều quận cũng đang tích cực để hình thành các không gian nhằm phục vụ phát triển kinh tế đô thị, kinh tế đêm như quận Hai Bà Trưng đã có chủ trương để xây dựng Đề án hình thành tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang. Quận Đống Đa có định hướng xây dựng phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám thành phố đi bộ cuối tuần, trở thành không gian văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, lịch sử liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Quận Hoàng Mai xây dựng tuyến phố đi bộ tại Khu đô thị Nam đường Vành đai 3...
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của Thủ đô - một thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025, Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hiện đại, trung tâm văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Trên những cơ sở đó, trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP sẽ xây dựng 6 không gian du lịch, trong đó Đông Anh là một trong những vùng du lịch trọng điểm...
Cần vai trò thúc đẩy của quy hoạch
Thực tế cho thấy, kinh tế đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một TP. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, việc quy hoạch và triển khai quy hoạch nhằm khai thác tối đa lợi thế về một Thủ đô ngàn năm văn hiến để phát triển kinh tế đô thị, kinh tế đêm chưa được thực hiện hiệu quả. Một ví dụ tiêu biểu là khu vực trung tâm TP còn rất thiếu những không gian công cộng, những khu đất, tuyến phố đi bộ dành cho các loại hình kinh tế khai thác lợi thế văn hoá, lịch sử đặc biệt của Hà Nội.
Trưởng Phòng nghiên cứu Đô thị (Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) Nguyễn Thị Diễm Hằng cho rằng, Hà Nội đang đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ lớn về quy hoạch, đó là xây dựng quy hoạch TP và rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội. Đây là cơ hội lớn để tạo điểu kiện cho phát triển kinh tế đô thị. Do đó, thời gian tới rất cần xây dựng phương án quy hoạch cho các lĩnh vực kinh tế đô thị; phương án quy hoạch về đô thị, khu vực phát triển, các lĩnh vực hạ tầng… để tạo điều kiện cho kinh tế đô thị, kinh tế đêm phát triển. Khi xây dựng Quy hoạch, việc lồng ghép các vấn đề văn hóa, kinh tế - xã hội và phân bố không gian đô thị rất quan trọng, làm sao để đô thị hóa, phát triển các đô thị hỗ trợ tối đa cho phát triển kinh tế đô thị.
“Nhiệm vụ của quy hoạch là tạo thêm không gian, mặt bằng cho các hoạt động kinh doanh, buôn bán kiểu truyền thống tại các quận lõi; tăng thêm không gian công cộng để tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế mới phát triển dựa trên khai thác giá trị văn hóa, lịch sử như kinh tế đường phố, kinh tế đêm…” - bà Nguyễn Thị Diễm Hằng nêu.
Tương tự, PGS. TS Nguyễn Quang Minh (Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng) cũng đưa ra khuyến nghị, không gian công cộng cần được nghiên cứu kỹ, được thiết kế bổ sung thường xuyên để thích ứng với những yêu cầu và điều kiện mới, tổ chức nhiều hoạt động phong phú và thích hợp, không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ của cư dân mà còn thúc đẩy sự phát triển của du lịch và cả một hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch, góp phần tạo ra “giá trị gia tăng” và đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Nhất là với tuyến phố đi bộ có điểm mạnh là kết nối nhiều không gian công cộng của một khu vực cũng như xâu chuỗi nhiều loại hình không gian công cộng với nhau nên cần được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, để hình thành tuyến phố đi bộ không đơn giản là việc ngăn đường cấm xe, mà cần tạo ra không gian văn hóa đúng nghĩa cho người dân. 
Một trong những chỉ tiêu trong Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” là mở rộng 3 - 5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ. Sở Văn hóa và Thể thao đang xây dựng kế hoạch triển khai; dự thảo tiêu chí, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng đề án để triển khai thực hiện. Đến nay, đang hoàn thiện Đề án phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây; triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án tổ chức khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, Đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, Đề án tổ chức không gian đi bộ hồ Thiền Quang, Đề án mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Quy hoạch phố đi bộ phục vụ phát triển kinh tế đêm tại Hà Nội: Không đơn giản là việc ngăn đường cấm xe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO