Quách Liêu - Một cây bút tài năng

Đỗ Ngọc Yên| 03/05/2018 09:08

Lần đầu tiên tôi gặp nhà văn Quách Liêu, cũng là lúc ông ký tặng tôi cuốn sách: Quách Liêu - Tác phẩm chọn lọc. Cuốn sách dày gần 700 trang, bìa cứng, màu vàng khá nhuận mắt, khổ 15x23cm. Ông không nói gì về nội dung cuốn sách mà chỉ nói: Nếu làm tuyển thì nên in khổ này. Tôi thật sự ngỡ ngàng...

Quách Liêu - Một cây bút tài năng

Cầm sách về nhà giở ra đọc, tôi mới hay dụng ý của người đã ở vào tuổi thất thập cổ lai hy thật là có lý. Bởi vì nếu giới thiệu trước về nội dung cuốn sách thì có khi làm mất đi sự kích thích, tính tò mò mà người được tặng muốn giữ riêng cho mình. Mặt khác mình tự nói về sách mình, dù rất vô tư, cũng khó tránh khỏi sự suy diễn này, nọ của những người thực sự không mấy thiện tâm. Vậy chi bằng cứ im lặng, mà im lặng là vàng như các cụ ta xưa đã dạy cấm có sai.

Nhà văn Quách Liêu vào Hội Nhà văn Việt Nam tính đến nay vừa tròn 20 năm (1998 - 2018). Ông cầm bút viết văn từ rất sớm. Ngay sau khi ra trường, chàng sinh viên trẻ đã tình nguyện xung phong “đến bất cứ nơi nào Tổ quốc cần!”, mà khi ấy, khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tây Bắc là vùng rừng sâu núi thẳm, cực kỳ khó khăn. Ấy vậy mà chàng sinh viên có vóc người nhỏ thó Quách Liêu đã xung phong vào đội chiếu phim đèn chiếu, đến từng bản làng rẻo cao, đem kiến thức văn hóa, thông tin phục vụ đồng bào các dân tộc: Tày, Thái, H’Mông, Dao,... không quản đường xá xa xôi, điều kiện vật chất rất thiếu thốn, còn nói gì đến đời sống văn hóa.

Tuyển tập Quách Liêu - Tác phẩm chọn lọc là thành quả của hơn 50 năm lao động miệt mài từ những ngày sống chung với đồng bào các dân tộc Tây Bắc đến những ngày sau này về Hà Nội công tác. Với một người không học chuyên ngành sáng tác hay lý luận phê bình văn học như nhà văn Quách Liêu mà dám đụng bút vào tất cả các lĩnh lực văn chương, có thể nói đấy là một con người có tài, hơi liều, nhưng dám làm, dám chịu trách nhiệm với những đứa con tinh thần của mình, cũng như với cộng đồng xã hội thuộc mọi lứa tuổi. Chính điều ấy càng làm cho các đồng nghiệp văn chương như tôi, nể trọng ông hơn.

Không cần chờ đến tuyển tập này mà ngay từ năm 1990 - 1991, nhà văn Quách Liêu đã được nhiều người biết đến qua truyện dài Chú bé thổi kèn, đoạt giải Nhì, không có giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức. Và nhiều giải thưởng văn học của Nhà xuất bản Kim Đồng, báo Thiếu niên Tiền phong. Ông còn có vở ca kịch đoạt Huy chương Bạc, tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc từ những năm 60 thế kỷ trước.

Chính ông Cư Hòa Vần, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, là người dân tộc H’Mông, đã từng nhận xét về tác phẩm Chú bé thổi kèn như sau: “Tác giả Quách Liêu đã phản ánh một cách chân thực phong trào kháng chiến chống Pháp của người H’Mông, miêu tả được nét độc đáo về văn hóa của dân tộc H’Mông” (...) “Tuy chưa phải là tác phẩm lớn, song tác giả là một trong số ít những nhà văn đã thực sự đến vùng người H’Mông”. 

Có thể nói, nhà văn Quách Liêu rất xông xáo và đã thử sức mình ở nhiều lĩnh vực văn chương khác nhau. Minh chứng là trong tuyển tập này có tới 35 truyện ngắn, chủ yếu viết về đời sống, sinh hoạt của bà con các dân tộc vùng núi Tây Bắc, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, chẳng hạn như: Cây Nọi ước, Khi con trăng lên, Thằng cu Pẹ, Trẻ may, Đóa hoa rừng, Mong đàn chim trở về, Mùa măng lay, Anh Pả đi bộ đội... Rồi 14 vở kịch như: Hướng đi; Đứng gác, Xây cho nhà cao cao, Đi chùa Hương. Thơ có: Anh địa chất quê miền biển, Tiễn anh, Bút ký ngày mùa, Trên chòi canh máy bay, Chiều trên nông trường chè... Chân dung về các nhà văn nhà thơ gạo cội như Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng và 25 truyện vui.

Quả thực như nhà thơ Trần Đăng Khoa, hiện là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, người rất thành công về mảng thơ viết cho thiếu nhi và cũng đã có một thời gian làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nơi mà trước đấy nhà văn Quách Liêu từng công tác, có những đánh giá khá ưu ái và chuẩn xác về những đóng góp của tác giả cuốn sách: “Quách Liêu đã dành phần tinh túy nhất, tươi xanh nhất của tâm hồn mình, trí tuệ mình hiến dâng cho con trẻ. Và viết cho thiếu nhi cũng là mảng thành công nhất của ông ở trong tập tuyển này” ... “Đời một người cầm bút được những thành quả như thế trong công việc lao động sáng tạo, kể cũng đã quý lắm rồi”. 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
  • Câu thơ em thả lên trời
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Câu thơ em thả lên trời của tác giả Quang Hoài.
  • Trong tôi ước nguyện…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trong tôi ước nguyện… của tác giả Nguyễn Thị Mai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Hà Nội chỉ đạo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố
    Chiều 19/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
  • TP Hồ Chí Minh: Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử sau 50 năm Ngày Giải phóng và 40 năm đổi mới (Bài 2)
    Sau ngày giải phóng cách đây 50 năm và trải qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực xây dựng, phát triển thành phố mang tên Bác giàu mạnh hơn. Trong đó, đời sống Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã, đang được cải thiện, thu nhập từng bước được nâng lên.
Đừng bỏ lỡ
Quách Liêu - Một cây bút tài năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO