Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): Hàng loạt sai phạm do buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị

Nhóm PV| 24/12/2021 10:38

Vừa qua, tòa soạn Người Hà Nội nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh trái phép vi phạm hành lang an toàn giao thông tại tuyến đường Đại Mỗ, đường Sa Đôi gây ảnh hưởng đến trật tự văn minh đô thị.

Chợ cóc hoạt động nhộn nhịp trên vỉa hè

Trên tuyến đường Sa Đôi, ngay cạnh Doanh trại Quân đội từ lâu vỉa hè đã trở thành nơi kinh doanh buôn bán của nhiều tiểu thương. Hàng ngày chợ được họp vào khoảng 4 giờ chiều cho tới 7 giờ tối, khung cảnh hỗn độn và nhếch nhác thường xuyên xảy ra bởi lượng người và phương tiện đông đúc dừng đỗ để mua hàng hóa, thực phẩm… Vỉa hè, lòng đường của khu vực này bị lấn chiếm vô tội vạ. Dịp cuối tuần, khu chợ cóc càng đông đúc hơn.

Theo quan sát của PV, khu chợ này kéo dài khoảng 500m, Chợ có đầy đủ các loại thực phẩm như gà vịt, thịt lợn, cá, rau củ quả… buổi chiều khi đi làm về người dân lưu thông trên tuyến đường này dừng đổ xe để mua hàng hóa, gây tắc nghẽn giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Tình trạng người mua dừng đỗ xe nghênh ngang giữa lòng đường gây bức xúc không nhỏ cho những người tham gia giao thông trên tuyến đường này. Mặc dù chợ đã tồn tại một thời gian dài nhưng theo quan sát nhiều ngày của phóng viên, tình trạng này không hề bị cơ quan chức năng nào xử lý, thậm chí nhắc nhở.

Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): có buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị?

Khu chợ cóc hoạt động nhộn nhịp vào khung giờ từ 4h – 7h chiều gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự mà không hề bị cơ quan chức năng nào nhắc nhở, xử lý.

Vật liệu xây dựng tập kết tràn lan, phá cả rào chắn

Dọc theo tuyến đường Đại Mỗ đến trụ sở UBND phường vật liệu xây dựng tràn qua cả rào tôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông. Người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết, trước đây khu vực này rất sạch sẽ, đường thông hè thoáng không có tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Nhưng lâu dần cơ quan chức năng không đi kiểm tra nên mọi người cứ lấn chiếm ra ngoài để có thêm diện tích kinh doanh. Vào mùa hè trên tuyến đường Đại Mỗ này thường xuyên ùn tắc giao thông cũng một phần do việc lấn chiếm tạo nên.

Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): có buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị?

Cửa hàng vật liệu xây dựng xếp gạch ra khỏi rào chắn tôn lấn chiếm đường giao thông gây mất mỹ quan đô thị tiềm ẩn nhiều nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông.

Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): có buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị?

Rất nhiều cánh cửa sổ bỏ đi được dựng trên các hàng rào tôn như những “bãi rác” thải đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn không được xử lý.

Trong vai người muốn thuê địa điểm kinh doanh buôn bán, PV được biết để có một vị trí kinh doanh tại đây hàng tháng các tiểu thương phải đóng tiền “bảo kê” để được hoạt động. Cụ thể: đối với kinh doanh nhỏ lẻ thì đóng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng, các cửa hàng có diện tích lớn hơn thì mức đóng giao động từ 2 triệu đến 5 triệu mỗi tháng. Tùy vào diện tích kinh doanh và mặt hàng kinh doanh mà mức tiền đóng sẽ khác nhau. Vậy số tiền “bảo kê” trên đã vào túi của ai?

Để đảm bảo tính khách quan khi đăng tải thông tin và tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ, tại buổi làm việc ông Hùng cho biết: “Vật liệu xây dựng tràn ra ngoài rào chắn do các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng lấn chiếm đã tồn tại từ lâu, chúng tôi sẽ ban hành kế hoạch xử lý dứt điểm trong thời gian tới. Còn đối với khu vực chợ cóc mọc lên phường sẽ cho lực lượng đi kiểm tra ngay và thông tin lại cho các đồng chí. Chúng tôi rất cảm ơn các đồng chí đã kịp thời thông tin, ngay sau buổi làm việc này chúng tôi sẽ lập biên bản cho xử lý trước ngày 30/12 này”.

“Đối với thông tin xuất hiện tình trạng nộp tiền “bảo kê” để được hoạt động kinh doanh buôn bán, chúng tôi sẽ kiểm tra, nếu có tình trạng trên theo như phản ánh của Báo chí chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định”- ông Hùng khẳng định.

Việc xóa bỏ các chợ cóc, cửa hàng kinh doanh trái phép, lập lại an ninh – trật tự, xử lý dứt điểm những trường hợp cố tình vi phạm việc chiếm dụng lòng lề đường, hè phố là điều mà các cử tri và người dân sinh sống, làm việc trên địa bàn quanh khu vực này mong mỏi từ lâu và hãy chờ đợi xem những lời nói trên của ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ sẽ được thực hiện như thế nào và trong thời gian bao lâu?

Tòa soạn Người Hà Nội sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi nhận được phản hồi từ các đơn vị chức năng./.

Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 26/5/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô. Trong đó có nội dung:

Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý đô thị, thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự đô thị; tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường… Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong quản lý lĩnh vực và quản lý địa bàn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, kịp thời xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, nhất là các vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân, đi đôi với xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng công an, Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn. Trường hợp để vi phạm kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý cán bộ quản lý ở cấp cao hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh kinh doanh bất chấp quy định của pháp luật diễn ra trên tuyến đường Đại Mỗ và đường Sa Đôi

Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): có buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị?

Quán trà đá mọc lên bất chấp quy định về phòng chống dịch Covid-19

Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): có buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị?

Khu đất dự án bị “xẻ thịt” làm nơi kinh doanh buôn bán

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm): Hàng loạt sai phạm do buông lỏng quản lý về trật tự văn minh đô thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO