Văn hóa - Xã hội

Phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sỹ, trí thức hy sinh trong kháng chiến

T. Trang 16:18 22/04/2024

Ngày 22/4, tại Hà Nội diễn ra Lễ ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sỹ, trí thức đã hy sinh hoặc có công trong kháng chiến và giới thiệu tác phẩm “Phượng” của tác giả Phạm Kiều Phượng.

p1.jpeg
Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh, hoặc có công trong kháng chiến tổ chức tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.

Chương trình do Tổ chức Trái tim người lính Việt Nam phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức, nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng, người khởi xướng chương trình, cho biết lấy cảm hứng từ câu chuyện con gái của một liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, đã dành thời gian hơn 50 năm đi tìm lại cha mình, Tổ chức Trái tim người lính Việt Nam đã kết nối một nhóm họa sỹ trẻ, có khả năng sử dụng công nghệ AI, đang làm việc online tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh… để phục dựng màu cho các di ảnh thờ và ảnh tư liệu đen trắng.

Do điều kiện khó khăn trong thời chiến nên nhiều văn nghệ sỹ, trí thức khi hy sinh đã không để lại di ảnh thờ. Nếu có thì đó là những bức ảnh đen trắng, chất lượng rất hạn chế, đã nhòe mờ. Do đó, nhằm góp phần tri ân văn nghệ sỹ, trí thức đã ngã xuống vì quê hương đất nước hoặc có công trong kháng chiến, nhóm họa sỹ trẻ của "Trái tim người lính" đã sử dụng công nghệ AI để phục dựng những chân dung di ảnh màu sống động và cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn mới về những người nổi tiếng, có công với quê hương đất nước.

Hàng trăm chân dung di ảnh thờ đen trắng đã được phục dựng màu miễn phí trong chương trình tri ân đầy tính nhân văn này. Kể từ tháng 3/2024, một số chân dung đã được giới thiệu ở diễn đàn “Trái tim người lính” trên mạng xã hội Facebook, tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển và nhận được phản hồi rất tích cực của dư luận xã hội. Bước đầu, chương trình giới thiệu và trưng bày hơn 30 di ảnh đã được phục dựng màu, cỡ ảnh 60cm x 80cm.

p2.jpeg
Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng – Người khởi xướng Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh, hoặc có công trong kháng chiến phát biểu.

Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết chương trình phục dựng di ảnh màu sẽ được triển khai trên toàn quốc và cộng đồng người Việt ở nước ngoài bằng kinh phí xã hội hóa. Dự kiến, các di ảnh được phục dựng màu sẽ được công khai giới thiệu trong những sự kiện văn hóa do Tổ chức Trái tim người lính phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Nhân dịp này, Ban tổ chức giới thiệu cuốn tự truyện “Phượng” của tác giả Phạm Kiều Phượng, do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Sách dày 236 trang, kể về hơn 80 năm cuộc đời của một phụ nữ, đã đi qua kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ bao cấp và đổi mới.

p3.jpeg
Tác giả Phạm Kiều Phượng đã trao tặng Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” 1.000 cuốn sách "Phượng".

Tác giả Phạm Kiều Phượng sinh năm 1943, tại thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, có cha là liệt sỹ Phạm Văn Bái (1920-1951) tức Đại đội trưởng Ngọc Long, chỉ huy Đại đội chủ công 363 (thuộc Trung đoàn Sông Lô, Đại đoàn 312). Ông hy sinh trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám, khi chỉ huy đơn vị đánh trận Mạo Khê mỏ, thuộc Chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh) vào năm 1951.

Năm 1955, gia đình bà Phạm Kiều Phượng nhận được giấy báo tử, Bằng Tổ quốc Ghi công của liệt sỹ Phạm Văn Bái (tức Ngọc Long), người đã anh dũng hy sinh ngày 31/3/1951. Suốt nửa thế kỷ, bà Phượng cùng con cháu cất công đi nhiều nơi hỏi thăm tin tức, tìm mộ cha mình. Đến năm 2003, trong khi làm vườn, một người dân ở Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện ra 7 bộ hài cốt, có dấu tích vũ khí và quân trang giống bộ đội thời chống Pháp. Với sự trợ giúp của nhiều người, bà Phượng và gia đình đã xác định được phần mộ của liệt sỹ Phạm Văn Bái tại Nghĩa trang Liệt sỹ Đông Triều.

Trong khuôn khổ buổi lễ, nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, tác giả Phạm Kiều Phượng đã trao tặng Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” 1.000 cuốn sách "Phượng" để đưa vào tủ sách "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" làm quà tặng các thư viện trên cả nước./.

Bài liên quan
  • Những phát hiện mới góp phần phục dựng Điện Kính Thiên
    Lần đầu tiên sau hơn 10 năm khai quật nghiên cứu khảo cổ tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, có thể xác định khá chính xác cấu trúc nền và hình thái tổng thể của điện Kính Thiên - công trình quan trọng nhất, được ví như trái tim của Hoàng thành. Đây là kết quả nổi bật của đợt khai quật năm 2023 được công bố tại hội thảo sáng 21/12 do Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long tổ chức.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sỹ, trí thức hy sinh trong kháng chiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO