Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội

08/06/2018 08:03

Phố Phan Đình Phùng bắt đầu từ phố Hàng Cót đến phố Mai Xuân Thưởng cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Cảnh Chân, Hùng Vương. Đầu phố có vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu) cuối phố là vườn Tây Hồ.

Phố Phan Đình Phùng dài 1412m, rộng 10m.

Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây nguyên là dãy hào chạy phía ngoài bức tường phía bắc của thành Thăng Long đời Nguyễn, đồng thời lại là một đoạn của sông Tô Lịch cũ. Tại phố này còn sót lại cửa “Chính Bắc môn” với dấu vết mấy phát đạn đại bác do giặc Pháp bắn vào ngày 25/4/1882 (Di tích đã được xếp hạnh năm 1999).

Thời Pháp thuộc là đường A (voie A), năm 1901 đổi thành đại lộ Các-nô (boulevard Carnot). Sau cách mạng đổi tên như hiện nay.

Tên Phan Đình Phùng còn được đặt cho một ngõ ở quãng giữa hai phố Nguyễn Biểu và Đặng Tất.

Phan Đình Phùng (1847-1895) người làng Đông Thái, nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ đình nguyên tiến sĩ năm 1877, được bổ Tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Sau về kinh đô Huế giữ chức Ngự sử. Tính ông cương trực khảng khái. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết họp đình thần để ông bố việc phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa. Không ai dám nói năng gì. Chỉ có ông là đứng lên chỉ trích, vì thế ông bị cách chức. Nhưng hai năm sau, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lánh ra Hà Tĩnh, ông lại triệu Phan Đình Phùng ra và cử giữ chức Hiệp thống quân vụ, lãnh đạo các đạo quân Cần vương chống Pháp tại ba khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bản thân Phan Đình Phùng cũng tổ chức khởi nghĩa ở vùng núi thuộc hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 1887, ông ra bắc bàn bạc với các lãnh tụ Cần vương khác, giao quyền chỉ huy lại cho Cao Thắng. Năm 1889 ông trở về tổ chức lại đội ngũ, gây cho địch nhiều tổn thất. Về sau, mặc dù có thắng được vài trận khá quan trọng như trận Vụ Quang (cuối năm 1894) song do lương thực và vũ khí gặp nhiều khó khan, các tướng giỏi như Nguyễn Chanh, Cao Thắng lại bị chết trận, nghĩa quân lâm vào thế suy yếu. Đến ngày 13 tháng Mười một năm Ất Mùi (28/12/1895), do bị bệnh Phan Đình Phùng đã qua đời tại bản doanh ở núi Quạt trong dãy Trường Sơn.

(0) Bình luận
  • Chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới” chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
    Chào mừng ngày thành lập xã Đa Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2025 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tối 12/7, tại Nhà Văn hóa thôn Đức Hậu, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đa Phúc đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới”.
  • Phường Thanh Xuân: "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa"
    Chương trình "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa” là một trong các hoạt động trong Chiến dịch tình nguyện hè năm 2025 và cao điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Phong trào "Bình dân học vụ số"
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 8/7/2025 về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" và Phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO