Phố Đặng Xuân Bảng, quận Hoàng Mai, Hà Nội

06/07/2017 16:23

Phố Đặng Xuân Bảng dài 400m, rộng 20m.

Phố Đặng Xuân Bảng dài 400m, rộng 20m.

Từ ngã ba phố Đại Từ bên cạnh chùa Đại Từ đi qua khu chung cư Bắc Linh Đàm đến Công ty cổ phần Kỹ thuật Thăng Long (tòa nhà OCT2/DDN2).

Nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Tên phố mới đặt tháng 6/2008.

Danh nhân Đặng Xuân Bảng (1827 – 1910): tự Hi Long, hiệu là Thiện Đình, quê ở Hành Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường). Ông đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (1852), đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn năm 1856, được bổ nhiệm làm giáo thụ, rồi tuần phủ Hải Dương. Có thời gian bị cách chức, sau được khôi phục hàm Quang lộc tự Thiếu khanh và giữ chức Đốc học Nam Định.

Ông viết nhiều bộ sách có giá trị về lịch sử, địa lý, văn học, văn hóa như: Nhân sự kim giám, Nam phương danh vật bị khảo, Sử học bị khảo, Cổ nhân ngôn hạnh lục, Thiện Đình thi văn tập… Thời gian về quê dạy học ông đã mộ dân khai khẩn đất hoang, lập ấp Tả Hành (nay thuộc xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) khôi phục nghề thủ công truyền thống. Khi mất ông được dân tôn làm thành hoàng. Ông là nhà văn hóa lớn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Phố Đặng Xuân Bảng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO