Phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội

06/07/2017 16:26

Phố Đặng Văn Ngữ dài 700m, rộng 6m.

Phố Đặng Văn Ngữ dài 700m, rộng 6m.

Phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội

Từ phố Phạm Ngọc Thạch, đi ngược theo bờ đông sông Lừ đến hồ Xã Đàn ngoặt về phía Đông đến hết khu Ngoại giao đoàn.

Trước đó là đường nội bộ khu tập thể Trung Tự. Khu tập thể này nguyên là cánh đồng làng Trung Tự nên phố Đặng Văn Ngữ cũng là đất làng Trung Tự cũ. Làng này, thời Lê thuộc một trong 36 phường hợp thành kinh thành Thăng Long, có tên phường Đông Tác. Trung Tự là một phần của phường Đông Tác này.

Nay thuộc hai phường Trung Tự và Phương Liên, quận Đống Đa.

Tên phố đặt năm 1995.

Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) quê ở thành phố Huê,s đỗ bác sĩ Y khoa tại Hà Nội năm 1936. Từ năm 1942 đến 1948 sang nghiên cứu ở Nhật. Sau đó ông về nước tham gia kháng chiến. Ông là giáo sư – bác sĩ, là nhà khoa học xuất sắc đã để lại nhiều công trình giá trị về chuyên ngành ký sinh trùng. Ông từng là Chủ nhiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Viên trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng, đã đào tạo nhiều bác sĩ nay trở thành những chuyên gia đầu ngành về ký sinh trùng. Ông đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu thành công loại vắc xin mới ngay ở vùng đất lửa Vĩnh Linh đưa vào sản xuất để phục vụ chiến trường khu V, Tây Nguyen và các mặt trận khác.

Tháng 7/1967, ông hy sinh tại chiến trường miền Nam trong thời gian đi nghiên cứu thực tế để chống bệnh sốt rét cho quân giải phóng miền Nam. Ông đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Văn chương từ góc nhìn của những nhà văn là người khuyết tật
    Hội thảo “Viết từ và vượt “giới hạn” cơ thể” diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội tối ngày 18/12 đã mở ra một cuộc trò chuyện sôi nổi về văn chương từ góc nhìn của những nhà văn là người khuyết tật.
  • Giải bài toán khó trong lĩnh vực văn hóa để Việt Nam vươn mình trong thời kỳ mới
    Trong kỷ nguyên mới, khi đất nước Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. Để giải bài toán khó này, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cấp thiết, cần làm ngay trong lĩnh vực văn hóa giúp Việt Nam vươn mình trong thời kỳ mới.
  • 26 tác phẩm đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024
    “26 tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 xứng đáng là những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện sức lan tỏa và tính đa dạng trong sáng tạo, phản ánh chân thật, sâu sắc, toàn diện hiện thực Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển", NSND Trần Quốc Chiêm đã khẳng định tại Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô và liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải năm 2024 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 18/12/2024.
  • “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì người bị ảnh hưởng chất độc da cam
    Sáng 19-12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
    Sáng nay 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) với chủ đề "Việt Nam - Hòa bình - Hợp tác - Phát triển". Triển lãm có sự tham gia của 30 quốc gia trên thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO