Chính sách & Quản lý

Thời cơ để phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Phạm Quỳnh 07:17 19/12/2024

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ, văn hóa Việt Nam đứng trước nhiều thời để thúc đẩy sự phát triển và vươn mình trên trường quốc tế, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ý kiến trên được PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch với chủ đề Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam diễn ra sáng 18/12, tại trụ sở Chính phủ do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức.

chiphuong.jpg
PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương khẳng đinh, chúng ta đang có nhiều thuận lợi và thời cơ phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, chúng ta đang có nhiều thuận lợi và thời cơ, bao gồm hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế quốc tế ngày càng cao, đổi mới công nghệ và công nghiệp, dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào, sự ổn định chính trị và cải cách pháp lý và Việt Nam đầu tư mạnh vào giáo dục cũng như văn hóa đã giúp tạo ra một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững và bảo tồn bản sắc dân tộc, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng.

Với quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam có cơ hội giao lưu và học hỏi từ nhiều nền văn hóa trên thế giới. Điều này tạo điều kiện cho sự đa dạng hóa văn hóa, đồng thời giúp văn hóa Việt Nam tiếp cận với nhiều xu hướng, phong cách, và công nghệ mới, làm phong phú thêm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của Internet và công nghệ số mở ra cơ hội lớn để quảng bá và bảo tồn văn hóa. Thông qua các nền tảng kỹ thuật số, Việt Nam có thể dễ dàng đưa văn hóa của mình đến với bạn bè quốc tế, đồng thời giúp các thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận với văn hóa truyền thống một cách thuận tiện và sinh động.

Việt Nam đang chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tập trung vào công nghệ cao, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách để phát triển hạ tầng kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ. Với lợi thế dân số trẻ, năng động, có tinh thần khởi nghiệp và không ngừng học hỏi, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia. Lực lượng lao động ở Việt Nam có trình độ và kỹ năng cao giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển các ngành dịch vụ như công nghệ thông tin, logistics và du lịch...

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương

Đặc biệt, chính sách văn hóa của Nhà nước được tiếp tục hoàn thiện. Những năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và văn hóa nói riêng. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật được đầu tư phát triển; các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm giữ gìn. Nhà nước ngày càng chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và khuyến khích phát triển văn hóa sáng tạo. Môi trường văn hóa được cải thiện, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh.

“Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo bền vững. Lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển được quan tâm. Các chính sách này không chỉ giúp bảo vệ các di sản văn hóa mà còn thúc đẩy nền văn hóa sáng tạo, đưa văn hóa Việt Nam trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia”, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, chia sẻ.

van-hoavn.jpg
Dòng chảy lịch sử Việt Nam đã được tái hiện sống động qua chương trình trình diễn thời trang tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Cùng với thuận lợi kể trên, việc xây dựng môi trường văn hóa ở Việt Nam đã được chú trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy và đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. Hoạt động xã hội hóa văn hóa ngày càng được mở rộng, hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa từng bước được nâng cao, lối sống văn minh, hiện đại được đẩy mạnh và tạo ra những tác động thiết thực.

Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế qua các sự kiện như nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận, có các lễ hội truyền thống và sản phẩm văn hóa độc đáo. Điều này giúp nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, người Việt Nam - đặc biệt là thế hệ trẻ đang dần nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để không bị hòa tan trong dòng chảy văn hóa toàn cầu. Nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phục dựng các giá trị truyền thống và phát triển các sản phẩm văn hóa sáng tạo mang đậm bản sắc Việt Nam.

“Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Sức mua và sự quan tâm của người dân đối với các sản phẩm văn hóa cũng gia tăng, giúp ngành văn hóa, giải trí và sáng tạo Việt Nam có thêm động lực để phát triển” - PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương phân tích.

van-hoavn3.jpg
Việt Nam đã, đang có một lực lượng nhân lực trẻ đông đảo, sáng tạo, luôn đổi mới và lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với thế giới.

Ngoài ra, đất nước cũng có một lực lượng nhân lực trẻ đông đảo, sáng tạo và cởi mở, luôn sẵn sàng khám phá, đổi mới và lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Lực lượng này đang góp phần làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và hội nhập mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Và các ngành công nghiệp văn hóa đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển văn hóa qua các sản phẩm văn hóa đa dạng như phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử và thời trang…/.

Bài liên quan
  • Hà Nội vững vàng tâm thế, quyết tâm bứt phá trong kỷ nguyên mới
    Ngày 17/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa có Báo cáo Kết quả triển khai đợt sinh hoạt chính trị tháng 12/2024 “Nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đợt sinh hoạt chính trị qua trọng này, Thành uỷ Hà Nội đã chủ động, đi đầu cả nước trong việc sớm triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giải bài toán khó trong lĩnh vực văn hóa để Việt Nam vươn mình trong thời kỳ mới
    Trong kỷ nguyên mới, khi đất nước Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. Để giải bài toán khó này, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cấp thiết, cần làm ngay trong lĩnh vực văn hóa giúp Việt Nam vươn mình trong thời kỳ mới.
  • 26 tác phẩm đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024
    “26 tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 xứng đáng là những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện sức lan tỏa và tính đa dạng trong sáng tạo, phản ánh chân thật, sâu sắc, toàn diện hiện thực Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển", NSND Trần Quốc Chiêm đã khẳng định tại Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô và liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải năm 2024 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 18/12/2024.
  • Khắc họa chân dung 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
    Nhân kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà.
  • Trao giải Sáng tác ca khúc, Logo và viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh Thừa Thiên Huế
    Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế trao giải cuộc thi “Sáng tác ca khúc, Biểu trưng (Logo)” và viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Hà Nội mở rộng đường tỉnh 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển rộng gấp 5 lần
    Để giải quyết tình trạng ùn tắc, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển dài 7,08 km. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 5.484 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Thời cơ để phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO