Sân khấu - Điện ảnh

Phim “Cánh đồng hoang” được đề cử trong 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu

Quỳnh Chi 14/03/2025 07:42

Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu. Hạng mục điện ảnh với 10 đề cử, trong đó có bộ phim điện ảnh kinh điển “Cánh đồng hoang” (sản xuất năm 1979) của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến.

Ban Tổ chức cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh, đây là sự kiện nhằm tôn vinh và biểu dương các tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị cao, đóng góp hiệu quả cho quá trình phát triển văn học nghệ thuật trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Thành phố mang tên Bác.

canh-dong-hoang-1-.jpg
Cảnh trong phim “Cánh đồng hoang”.

Các tác phẩm được bình chọn có thời gian sáng tác và công bố từ ngày 30/4/1975 đến ngày 31/12/2023. Đây là những tác phẩm tiêu biểu trên 9 lĩnh vực gồm: Văn học, Âm nhạc, Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Kiến trúc, Mỹ thuật, Múa, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Tại mỗi lĩnh vực có 10 tác phẩm được đề cử để nhân dân bình chọn. Ban Tổ chức nhấn mạnh, các tác phẩm được đề cử có nội dung về đề tài ca ngợi truyền thống đấu tranh vẻ vang, anh dũng; về công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; ca ngợi cuộc sống và con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Các tác phẩm phải có sức lan tỏa sâu rộng, được nhân dân yêu thích.

Riêng lĩnh vực điện ảnh với 10 đề cử, có sự góp mặt của bộ phim điện ảnh “Cánh đồng hoang” (đạo diễn Nguyễn Hồng Sến) cùng 9 tác phẩm điện ảnh tiêu biểu khác, gồm: “Ván bài lật ngửa” (đạo diễn Lê Hoàng Hoa); “Xa và gần” (đạo diễn Huy Thành); “Biệt động Sài Gòn” (đạo diễn Long Vân); “Ngọc trong đá” (đạo diễn Trần Cảnh Đôn); “Vị đắng tình yêu” (đạo diễn Lâm Xuân Hoàng); “Song Lang” (đạo diễn Leon Quang Lê); “Mê Kông ký sự” (tổng đạo diễn Phạm Khắc; đạo diễn Dư Kim Hoàng, Lý Quang Trung, Nguyễn Hoàng); “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) và “Cầu thang tối” (đạo diễn Đào Bá Sơn).

Hạng mục điện ảnh đáng chú ý với các phim các mạng mà tiêu biểu nhất chính là “Cánh đồng hoang” - tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến đã từng giành nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Giải Bông Sen Vàng, Liên hoan phim Việt Nam lần 5; Giải đạo diễn xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc nhất (nhà văn Nguyễn Quang Sáng), Giải quay phim xuất sắc nhất (NSND Đường Tuấn Ba) tại Liên hoan phim Việt Nam lần 5; Huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1981. Đây cũng là một trong những bộ phim Việt hiếm hoi thể hiện được vẻ đẹp gần như hoàn hảo từ biên kịch đến đạo diễn, từ quay phim đến âm nhạc, đặc biệt nhất là diễn xuất tuyệt vời của hai ngôi sao điện ảnh một thời, đó là diễn viên Lâm Tới và Thúy An.

canh-dong-hoang-2-.jpg
“Cánh đồng hoang” là tác phẩm điện ảnh cách mạng kinh điển của điện ảnh Việt Nam.

“Cánh đồng hoang” đã trường tồn hơn bốn thập kỷ và là một phần ký ức trong hàng triệu trái tim khán giả nước nhà. Những cảnh quay với thiết bị kỹ thuật đơn sơ nhưng đã khắc họa chân thật cuộc sống và sự đấu tranh của con người. Giữa 3 tầng không gian hoàn toàn đối lập nhau: phía trên là trực thăng của địch, ở giữa là căn chòi của vợ chồng Ba Đô và bên dưới là nước lũ chực chờ. Những nhà quay phim đã có sự sáng tạo làm nên thước phim kinh điển ngay ở thời điểm sơ khai của điện ảnh Việt.

Phim dài hơn 90 phút, lấy bối cảnh vùng Đồng Tháp Mười thời chiến, xoay quanh vợ chồng Ba Đô (nghệ sĩ Lâm Tới), Sáu Xoa (diễn viên Thúy An) cùng con nhỏ trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ có nhiệm vụ quan trọng là giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Giữa những trận chiến, họ phải nuôi đứa trẻ cũng như tìm kiếm lương thực. Quân đội Mỹ xem đây là một mục tiêu quan trọng cần tiêu diệt để dập tắt kháng chiến ở khu vực này. Cuộc chiến lệch sức giữa vợ chồng Ba Đô với trực thăng Mỹ diễn ra mỗi lúc khốc liệt giữa một vùng đồng không mông quạnh. Đến một hôm, trong cuộc chiến quyết liệt chống trực thăng, Ba Đô đã dũng cảm hy sinh và người vợ, bằng khẩu súng trường của chồng, đã bắn hạ chiếc trực thăng gây tội ác, trả thù cho chồng.

Chính vì điều này, giới chuyên môn đánh giá “Cánh đồng hoang” là bộ phim chiến tranh cách mạng thể hiện cho tinh thần “dựa vào sức dân mà đánh giặc” của Việt Nam, một bản anh hùng ca của chiến tranh du kích, tạo nên đối lập giữa sự thô sơ và vũ khí hiện đại. Bản anh hùng ca trữ tình trên “Cánh đồng hoang” năm xưa vẫn khiến người xem hôm nay phải xao xuyến chính là nhờ những giá trị như vậy.

Thời đó, chỉ có một máy quay phim, máy bộ đàm liên lạc cũng không có, để quay cùng lúc nhiều cảnh quay, chúng tôi phải hẹn trước với diễn viên, và dựa vào dấu hiệu hay ký hiệu làm dấu, có như vậy thì các cảnh quay mới diễn ra cùng lúc.

NSƯT - Nhà quay phim Bằng Phong, phó quay phim “Cánh đồng hoang”.

canh-dong-hoang-34.jpg
Vượt qua rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về phương tiện kỹ thuật thời điểm quay phim, ê-kíp làm làm nên một bộ phim để đời cho điện ảnh Việt mang tên “Cánh đồng hoang”.

Trong khi đó, nhà phê bình lý luận điện ảnh Nguyễn Thúy Nga đánh giá “Cánh đồng hoang” mang một vẻ đẹp trữ tình của điện ảnh Việt Nam, là thước phim kinh điển, giúp thế hệ sau hiểu hơn về cuộc chiến của những người đi trước. “Qua một thời gian dài, điều giúp cho bộ phim sống mãi là phim nêu lên được tình yêu cuộc sống, bất chấp những khó khăn mà ở đây điều kiện khó khăn nó còn có tính chất hủy diệt nữa. Theo tôi bộ phim này còn sống nhiều năm hơn nữa, bởi vì, phim Cánh đồng hoang nói đến những cái rất thiết thân với con người, quyền mưu cầu hạnh phúc, được sống chính đáng” - nhà phê bình lý luận điện ảnh Nguyễn Thúy Nga, cho biết.

NSND - đạo diễn Nguyễn Hồng Sến đã cùng ê-kíp vượt qua bao gian khổ để làm nên những thước phim kỳ công. “Cánh đồng hoang” chỉ gói gọn trong khoảng 90 phút nhưng tất cả những con người ấy đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thiếu thốn trong suốt nửa năm trời để làm nên một bộ phim để đời cho điện ảnh Việt. Và tác phẩm điện ảnh này xứng đáng được đề cử, xa hơn nữa có thể được tôn vinh là 1 trong 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Phim “Cánh đồng hoang” được đề cử trong 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO