Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phía sau những bức tranh ghép từ vải vụn

Lê Hà 16/08/2024 07:36

Nằm dưới những tán tre của Trung tâm bảo tồn và phát triển lụa Vạn Phúc là không gian trưng bày và dạy nghề cho người khuyết tật của Hợp tác xã Vụn Art. Đây là một mô hình kinh tế tập thể được lên ý tưởng từ năm 2017 và năm 2018 chính thức thành lập với nhiệm vụ đào tạo nghề miễn phí, tạo việc làm ổn định cho người khuyết tật gắn với phát triển sản phẩm tái chế từ vải lụa Vạn Phúc.

mot-so-tranh-chan-dung-lam-bang-vai-vun-cua-vun-art..jpg
Một số tranh chân dung làm bằng vải vụn của Vụn Art.

Sau 7 năm hình thành và phát triển, từ 5 thành viên, giờ đây Vụn Art đã có 40 người khuyết tật tham gia học tập và làm việc. Họ ngày đêm kiên trì, tỉ mẩn với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm thủ công đẹp mắt và độc đáo.

Đến Vạn Phúc, không khó bắt gặp những tà áo dài thướt tha, những tấm khăn yểu điệu, những tấm lụa hoàn hảo khi thành phẩm. Và rồi, những mảnh thừa khi cắt áo, cắt khăn của lụa Hà Đông, tưởng chừng như bỏ đi, lại tiếp tục được những đôi tay yếu ớt, không trọn vẹn, tận dụng tạo ra những sản phẩm. Họ là những người khuyết tật, người thì câm điếc bẩm sinh, người thiểu năng trí tuệ, người bại liệt, người tự kỷ… Ấy vậy mà những bức tranh ghép lụa, những chiếc áo, chiếc túi xinh xinh với những họa tiết ghép lụa - sản phẩm họ làm ra lại hoàn hảo, đẹp tới từng chi tiết.

Nếu không một lần tận mắt, sẽ không ai có thể hình dung được những bức tranh như: “Đám cưới chuột”, “Đánh ghen”, “Chú bé chăn trâu thổi sáo” hay những bức tranh phong cảnh nổi tiếng của Hà Nội như “Phố cổ”, “Hồ Gươm”, “Chùa Một Cột”, “Khuê Văn Các” và đặc biệt là những bức tranh chân dung độc đáo như “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”, tranh “Bác Hồ đọc báo Nhân dân”... lại được làm từ những mảnh lụa vụn, được thực hiện bởi bàn tay những của những người khuyết tật.

tu-doi-ban-tay-kheo-leo-cung-su-ti-mi-sang-tao-cua-nguoi-khuyet-tat-rat-nhieu-buc-tranh-chan-dung-lam-tu-vai-vun-da-duoc-hoan-thien..jpg
Từ đôi bàn tay khéo léo cùng sự tỉ mỉ, sáng tạo của người khuyết tật, rất nhiều bức tranh chân dung làm từ vài vụn đã được hoàn thiện.

Vụn Art ra đời như một kết nối, “chắp vá” những mảnh lụa vụn, “chắp vá” những mảnh đời yếu thế tạo thành tác phẩm “cuộc sống”. Ở Vụn Art, những mảnh vụn trở mình thành nghệ thuật và người khuyết tật nơi đây là những “nghệ nhân”. Họ đã thổi hồn vào lụa, biến cái bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo. Từ đôi bàn tay của họ, những mảnh vụn được tái sinh.

tranh-chan-dung-nhac-si-trinh-cong-son-lam-tu-vai-vun-cua-vun-art..jpg
Tranh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm từ vải vụn của Vụn Art.

Bằng ngôn ngữ ký hiệu, anh Nguyễn Văn Quảng - một người câm điếc bẩm sinh đã gắn bó với Vụn Art ngay từ những ngày đầu chia sẻ: “Người khuyết tật rất khó tìm được công việc phù hợp để làm, nhưng tôi thật may mắn khi được học tập và làm việc tại Vụn Art. Ở đây, công việc rất phù hợp với tôi, cho tôi sức sáng tạo và thăng hoa với nghề. Làm một bức tranh từ vải vụn không hề dễ dàng, đặc biệt là tranh chân dung. Chúng tôi phải tìm được những nét độc đáo của khuôn mặt khách hàng như ánh mắt, nụ cười để thể hiện thần thái. Phải chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất, tìm màu sắc vải phù hợp, rồi phải thử đi thử lại nhiều lần mới được mảng màu ưng ý. Có những bức tranh chân dung chúng tôi mất từ 5 đến 7 ngày mới hoàn thiện”.

Theo chị Tuệ Minh - người đảm trách công việc thiết kế của Vụn Art, tranh làm từ vải vụn không giống như bất cứ loại tranh vẽ thông thường, đặc biệt là tranh chân dung. Bởi tranh được thực hiện bằng phương pháp mảng hóa các sắc độ, khái lược nhất mà vẫn phải làm sao thể hiện được thần thái, đặc điểm của nhân vật. Nếu làm tranh dân gian, tranh phong cảnh, bạn có thể bắt chước, màu sắc có thể thay đổi một chút nhưng với tranh chân dung nó khó hơn nhiều bởi màu sắc của vải, các sắc độ có sự hạn chế, không phong phú như các loại màu vẽ hay in. Để lột tả thần thái nhân vật người thiết kế và người làm tranh đều phải ngắm kỹ ảnh của nhân vật, tìm ra những nét đặc biệt ví dụ như đôi mắt, nụ cười, má lúm, răng khểnh... Và bức tranh chân dung đẹp trước hết là bức tranh có bố cục cân đối, lột tả được thần thái nhân vật, màu sắc hài hòa, phù hợp, nhìn tổng thể các sắc màu của vải hòa quyện.

40 thành viên khuyết tật ở Vụn Art, mỗi người có dạng tật khác nhau. Tùy theo mức độ khuyết tật, sự hiểu biết và “hoa tay” của mỗi người mà tổ sản xuất sắp xếp các khâu làm việc sao cho phù hợp. “Những bạn khuyết tật vận động hay câm điếc bẩm sinh rất khéo tay nên thường được phân công làm những công đoạn khó như chọn vải, làm mặt ở tranh chân dung. Còn các bạn thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển hoặc tự kỷ có thể làm các khâu khác như là vải, cắt các chi tiết to, dễ, ép nhiệt… Tất cả tạo nên một “dây chuyền” phù hợp để có một sản phẩm hoàn hảo”, chị Trương Thụy Hoàn Mỹ - Tổ trưởng sản xuất của Vụn Art chia sẻ.

Cũng theo chị Mỹ, muốn có một bức tranh đẹp thì ngay từ khâu thiết kế đã phải đẹp và phù hợp, sau đó đến người thực hiện. Cùng một bức tranh nhưng mỗi người có thể cho ra một sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy ở Vụn Art, mỗi người đều cần thời gian nhất định để thực hành nhuần nhuyễn. Khi đã thạo việc, họ có thể sáng tạo theo ý mình như chọn màu vải, cắt khóe mắt, nụ cười, răng khểnh, đặt đúng vị trí, cân đối, hài hòa và thể hiện được thần thái. Đây là điều không dễ đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm, sự tỉ mỉ, khéo léo mà còn cả sự sáng tạo.

Để phát triển đa dạng sản phẩm, thời gian gần đây Vụn Art đã triển khai dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” với mong muốn nâng cấp điều kiện làm việc cho những người lao động khuyết tật tại Vụn Art. Cũng từ đây hàng trăm bức tranh chân dung làm từ vải vụn đã được ra đời. Để bày tỏ lòng cảm ơn những khách hàng đã ủng hộ dự án, ngày 19/7 vừa qua, Vụn Art đã tổ chức buổi trưng bày tranh chân dung và tri ân khách hàng, các mạnh thường quân, các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đã đồng hành với Vụn Art trong 7 năm qua.

Trưng bày giới thiệu gần 100 bức chân dung làm từ lụa vụn, trong đó có 16 bức chân dung các danh nhân Hà Nội và rất nhiều những bức chân dung của những người bạn đã đồng hành cùng Vụn Art. Mỗi bức chân dung đều là “đứa con tinh thần” được những người thợ “đặc biệt” tài hoa của Vụn Art làm ra.

Tại buổi trưng bày, họa sĩ Đặng Thị Khuê - người đã đồng hành cùng Vụn từ những năm đầu tiên, không giấu được niềm xúc động. Họa sĩ chia sẻ, thời điểm Vụn Art mới ra đời chính bà đã dạy cho các bạn khuyết tật ở Vụn Art cách làm tranh, trong số đó có 3-4 người vẫn gắn bó với Vụn Art cho tới hôm nay. Ban đầu bà không biết sẽ truyền đạt thế nào để người khuyết tật hiểu và làm, nhưng rồi sự chịu khó, kiên trì của họ đã khiến bà có thêm động lực để đồng hành. Dẫu sau này vì sức khỏe và công việc cá nhân không thể sát sao hơn với họ nhưng bà luôn dõi theo sự trưởng thành Vụn Art. Và khi được xem những bức tranh chân dung được trưng bày bà vô cùng ngạc nhiên bởi sự tiến bộ, khéo léo của những “học trò” năm xưa. Họa sĩ nói vui rằng, chính bà cũng “học lỏm” được rất nhiều từ những người khuyết tật.

Còn chị Huyền Hồ - một khách hàng của Vụn Art thì chia sẻ, chị không thể tưởng tượng được bức tranh rất có hồn của chị lại được làm từ những mảnh vải vụn. “Tôi rất thích cách các bạn khuyết tật của Vụn Art thể hiện ánh mắt và nụ cười của mình. Tranh bằng vải đấy nhưng nhìn vào cực kỳ lấp lánh”, chị Huyền Hồ bộc bạch.
Có thể nói, phía sau mỗi sản phẩm, mỗi bức tranh từ vải vụn là một câu chuyện truyền cảm hứng và đầy tính nhân văn; là bao sự nỗ lực, cố gắng của mỗi cá nhân cũng như tập thể Vụn Art. Cho dù chỉ có thể trao đổi bằng ngôn ngữ ký hiệu; cho dù đôi tay yếu ớt và dáng hình hơi nghiêng vẹo khi đi lại nhưng những người khuyết tật ở Vụn Art vẫn không ngừng nỗ lực, luôn tỉ mỉ, cần mẫn lao động, sáng tạo mỗi ngày để “tồn tại”, để thấy mình có ích. Họ cống hiến hết mình cho xã hội, bảo vệ môi trường bằng cách tận dụng lụa vụn, thổi hồn vào nó, giữ gìn và bảo tồn nó bằng một cách rất riêng biệt chứ không “khác biệt” như nhiều người vẫn nghĩ về mình…

Bài liên quan
  • Nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, xây dựng người Hà Nội văn minh - thanh lịch
    Hòa chung không khí chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Huyện ủy Ba Vì vừa tổ chức Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân địa phương nói riêng, Thủ đô nói chung về vị trí, vai trò công tác dân vận cũng như xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phía sau những bức tranh ghép từ vải vụn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO