Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Bông hoa đẹp của ngành giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai

Lâm Khải 09/08/2024 16:36

Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Để thực hiện lời Bác, mỗi người dân tại Thủ đô đều phải cố gắng phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt để trở thành một bông hoa ngát hương trong khu rừng hoa rực rỡ của nước nhà.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương về sự nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong gian khổ để nở hoa thơm cho đời; hay những con người có đóng góp thầm lặng, có đạo đức và lối sống cao cả để cho biết bao người xung quanh phải học tập và noi theo. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, với lòng nhiệt tình và giàu nhân ái đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hòa – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT) quận Hoàng Mai đã lấp đầy những nỗi đau, giúp đỡ nhiều mảnh đời kém may mắn vươn lên trong cuộc sống.

Bông hoa đẹp của ngành giáo dục Thủ đô

Hơn 20 năm gắn bó với ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hòa đã trải qua nhiều đơn vị công tác từ Trường Mầm non B, quận Hoàn Kiếm; Trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai; Chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đến nay là Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai. Ở môi trường nào cô cũng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp quý mến, phụ huynh học sinh khen ngợi.

anh-2.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hòa đến thăm và xác minh các thông tin để làm mã định danh cho bé Đào Phương Trinh.

Xuất phát từ tình yêu thương học trò, khi thấy hoàn cảnh học trò khó khăn, éo le là cô không cầm lòng, tìm mọi cách vận động người thân, bạn bè và đồng nghiệp đến cộng đồng xã hội tham gia giúp đỡ các trung tâm, gia đình, các em học sinh,… có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh.

Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với công tác thiện nguyện, cô Hòa cho biết, là cán bộ thường trực Hội khuyến học quận Hoàng Mai, cô thường xuyên tổng hợp các danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Nhìn vào danh sách, thấy nhiều hoàn cảnh mà xót xa. Vì thương cảm cho các hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội nên tôi thường xuyên trích một khoản kinh phí trong “Quỹ khuyến học cá nhân” gửi tặng đến các em có hoàn cảnh kém may mắn để động viên, khích lệ các em tiếp tục đến trường.

“Tôi luôn tâm niệm “Người có tâm, ắt hưởng phúc lành”, do đó, tôi luôn dành tâm huyết của mình cho công tác thiện nguyện. Bất cứ khi nào có cơ duyên, tôi lại lên đường để có thể giúp đỡ nhiều hơn những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là các em nhỏ, để các em có được tuổi thơ, được hưởng tình yêu thương như các bạn bè cùng trang lứa”, cô Hòa chia sẻ.

Nữ giáo viên tâm huyết, giàu lòng nhân ái

Từ năm 2014 đến nay, cô Hòa đã vận động và gửi tặng 210 suất quà và 20 triệu đồng đến Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật là con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các em bị tàn tật do di chứng của chất độc da cam và con em gia đình nghèo tại xã Thụy An, huyện Ba Vì; hỗ trợ trường Mầm non Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn 20 triệu đồng để xây nhà vệ sinh; gửi tặng trường Mầm non Bình Minh, xã Cọ Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La gồm 9 chiếc tivi mới, 100 chiếc cặp lồng mới, 580 bộ quần áo mới, 10 chăn len mới và 260 thùng đồ dùng như quần áo, đồ chơi tặng cho nhà trường và toàn bộ đồ dùng bếp ăn bán trú; giúp đỡ mẹ con chị Cậy tại huyện Sóc Sơn bị tàn tật, hai chân không bằng nhau, hai tay bị cụt đến khuỷu 10 triệu đồng tiền mặt, tặng bánh kẹo, sữa và hỗ trợ nộp tiền học, tiền ăn cho con của chị trong 3 năm học;…

Nhờ sự kết nối của cô Hoà, nhiều học sinh đã được tiếp thêm động lực để cố gắng vươn lên trong học tập. Một trong số đó phải kể đến là em Đào Phương Trinh, Trường THCS Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội là trường hợp để lại cho cô Hòa những ấn tượng khó quên.

anh-3.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hòa (áo xanh) cùng với đoàn thiện nguyện trao tặng chăn ấm và khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo tại Nam Định.

Là học sinh mồ côi, không cha, không mẹ, không hộ khẩu, thậm chí người thân duy nhất của em cũng chỉ mang danh là “người giám hộ”. Để giúp em trở thành học sinh trường Tiểu học Thịnh Liệt tôi cùng tập thể lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã nỗ lực giúp đỡ để em được đến trường, được cảm nhận sự yêu thương từ thầy cô, bạn bè và cộng đồng.

Cô Hòa chia sẻ, khi em Đào Phương Trinh hoàn thành chương trình tiểu học, một lần nữa em lại gặp khó khăn trong việc nhập học ở ngôi trường mới do không có nơi tạm trú, thường trú, không có mã định danh cá nhân. Giấy khai sinh của em chỉ mang họ mẹ, do bố mẹ không đăng ký kết hôn. Bố mất, mẹ bỏ đi, bà nội nuôi cháu nhưng không có giấy tờ gì chứng minh cùng huyết thống. Vẫn biết bao năm nay Trinh luôn là "trường hợp đặc cách" của ngành Giáo dục quận Hoàng Mai. Nhưng ai rồi cũng cần một “Tờ giấy thông hành" khi bước vào đời.

Với lòng quyết tâm giải quyết tận gốc vấn đề về nhân thân của em, cô Nguyễn Thị Thanh Hòa lại đứng ra liên hệ và tài trợ kinh phí xét nghiệm ADN (4 triệu đồng) để hoàn tất thủ tục xác định huyết thống giữa em Đào Phương Trinh và bà nội. Từ đó, có cơ sở để hoàn thiện thủ tục xin cấp mã định danh để bổ sung hồ sơ cho em Trinh khi nhập học vẫn còn “nợ” Ban tuyển sinh của trường THCS Thịnh Liệt. Và hơn thế nữa tháng 11/2023 em Trinh cũng sẽ bước sang tuổi 14, đủ tuổi để làm Căn cước công dân.

Suốt 3 tháng ròng rã (từ tháng 7 đến cuối tháng 10/2023) với nỗ lực của cô Hòa và các cán bộ Công an phường Thịnh Liệt, Đào Phương Trinh đã có mã định danh cá nhân. Nhìn thông tin của cháu được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, bà Huỳnh Thị Thúy, bà nội bé Trinh đã òa khóc.

Cô Hòa tâm sự, mỗi lần làm được việc ý nghĩa cho xã hội, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã có thêm cơ hội được trao đi tình yêu thương, tiếp thêm sức mạnh giúp các mảnh đời khó khăn vượt qua hoàn cảnh để họ có niềm tin về tương lai tươi sáng phía trước với một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Là một nhà giáo, cô Hòa mong muốn mỗi người trong chúng ta luôn có sự cảm thông, tình yêu thương, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, để từ đó lan tỏa thêm nhiều hơn nữa những việc làm thiện nguyện, những tấm gương sẵn sàng cống hiến sức mình cho cộng đồng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cùng các đồng nghiệp, bạn bè tích cực hơn nữa các phong trào thiện nguyện để tình yêu thương và niềm hạnh phúc mãi được lan tỏa.

Với những hành động việc làm cụ thể và thiết thực trên, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hòa đã được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2024 và còn nhiều giải thưởng cao quý khác. Chị xứng đáng là một tấm gương sáng ngời về tình yêu thương học trò bao la, một cô giáo hết lòng vì học trò để mọi người học hỏi, là viên ngọc quý giữa đời thường, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống./.

Bài liên quan
  • Dấu ấn của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Hoàng Mai
    Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) được UBND Quận giao nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Năm 2024, Ban QLDA đầu tư xây dựng tổ chức triển khai thực hiện công tác GPMB đối với 32 dự án.
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Bông hoa đẹp của ngành giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO