Chính sách & Quản lý

Phát huy giá trị của di tích trong lễ hội đầu xuân

Huyền Anh 23/02/2024 14:27

Chiều ngày 22/2, Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố về công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố do Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội tại đền Và (thị xã Sơn Tây) và chùa Hạ (huyện Ba Vì)

Sẵn sàng phục vụ nhân dân

Theo ghi nhận của phóng viên Người Hà Nội, công tác chuẩn bị Lễ hội đền Và cũng như lễ hội Tản Viên Sơn Thánh nhìn chung được chuẩn bị chu đáo. Công tác trang trí, tuyên truyền quảng bá cho lễ hội đều được các Ban Quản lý chú trọng triển khai.

img_4259(1).jpeg
Khu vực “check in” tại lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - Chùa Hàn
img_4258.jpeg
Khu vực “check in” tại đền Và

Điểm mới tại hai lễ hội năm nay là Ban tổ chức có bố trí điểm “check in” cho toàn thể nhân dân và du khách thập phương về với lễ hội. Các hoạt động mê tín dị đoan không đúng với thuần phong mỹ tục; tàng trữ, buôn bán, sử dụng văn hóa phẩm phản động, dịch vụ đổi tiền lẻ, nạn ăn xin... trong lễ hội được ngăn chặn triệt để.

img_4255.jpeg
Đoàn kiểm tra trò chuyện với du khách tại đền Và

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sơn Tây Nguyễn Hải Anh cho biết, đến thời điểm hiện tại công tác chuẩn bị lễ hội đền Và đã sẵn sàng. Ban Tổ chức đã phân công lực lượng Công an phường, Ban Bảo vệ dân phố đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy trong khu vực Tế, Lễ; bảo vệ khuôn viên khu cây xanh trong khu vực nội tự và khu đồi cây, rừng Lim của Đền; đảm bảo tuyệt đối an toàn đêm văn nghệ, khu vực trò chơi. Ban Tổ chức lễ hội đã bố trí bãi trông giữ xe dịch vụ ô tô, xe máy, xe đạp tránh không để ách tắc giao thông kể cả lúc cao điểm... của du khách hợp lý, đồng thời sắp xếp các hàng quán vào đúng vị trí quy định góp phần vào trật tự trong Lễ hội.

img_4233.jpeg
Quang cảnh làm việc tại đền Và

Các ban, ngành, đoàn thể phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây cùng phối hợp tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí đảm bảo thiết thực, ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán của địa phương.

Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện Ba Vì Lê Khắc Nhu cho biết, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Huyện sẵn sàng chào đón người dân và du khách thập phương về tham dự Lễ hội và du Xuân đầu năm. Dự kiến có khoảng 2.000 đại biểu và nhân dân tham dự.

img_4276.jpeg
Đoàn kiểm tra làm việc tại chùa Hạ

Để đảm bảo tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phát huy nét văn văn hoá truyền thống

Phát biểu trong buổi làm việc với hai địa phương, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng đánh giá cao công tác chuẩn bị của địa phương cũng như các Ban Quản lý các lễ hội cùng với sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể. Đồng chí Bùi Minh Hoàng lưu ý các đơn vị cần quan tâm tới công tác quảng bá nhằm phát huy giá trị văn hoá của các di tích trong lễ hội, góp phần cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025.

Đồng chí Bùi Minh Hoàng cũng đề nghị các địa phương cần quan tâm chuẩn bị chi tiết, kỹ lưỡng từ kế hoạch tổ chức, công tác tiếp đón hướng dẫn nhân dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh tại nơi thờ tự và lễ hội; tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân địa phương cũng như du khách thập phương đến với lễ hội.. Ngoài ra, Ban Tổ chức cần thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hoá, thể thao, kinh doanh dịch vụ văn hoá tại lễ hội, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, kiên quyết ngăn chặn các tệ nạn mê tín dị đoan, bói toán, cờ bạc và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn trong lễ hội.

img_4261.jpeg
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn đã được nhân dân ngàn đời lưu giữ. Và đặc biệt hơn, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Nhiều năm nay, huyện Ba Vì đã thực hiện tốt việc duy trì và thực hành tục thờ Đức Thánh. Theo đó, Lễ hội Tản Viên Sơn diễn ra vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm, cụ thể tổ chức chính lễ vào 14/Giêng. Việc tổ chức tốt lễ hội vừa góp phần bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc vừa góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch của huyện trong đó có du lịch văn hóa – tâm linh ngay từ những ngày đầu năm.

Đền Và (Đông Cung) thuộc phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, nơi thờ tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn, vị thần đứng đầu trong hàng “Tứ bất tử” của Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia năm 1964. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL ngày 19/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội đền Và là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ban hành Quyết định số 257/QĐ- HMTg ngày 01/7/2016 về việc công nhận cây Di sản Việt Nam./.

Lễ hội đền Và (thị xã Sơn Tây) khai mạc ngày 24/2 (15 tháng Giêng). Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - chùa Hạ (huyện Ba Vì) khai mạc ngày 23/2 (14 tháng Giêng).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị của di tích trong lễ hội đầu xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO