Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ly Ly 20:41 27/07/2023

Chiều ngày 27/7, Đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số  06-CTr/TU của Thành uỷ do đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Trưởng Ban Dân vận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

1.jpg
Quang cảnh buổi làm việc 

Thành phần Đoàn kiểm tra còn có các đồng chí: Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thị Mai Hương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố.

Tiếp Đoàn kiểm tra có các đồng chí: Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Việt Hà, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Tiến Việt; Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Huyền cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban thuộc huyện Gia Lâm

Hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu về văn hoá

Báo cáo với Đoàn kiểm tra, đồng chí Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Tiến Việt thông tin, qua gần 3 năm thực hiện, được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố, huyện Gia Lâm đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ. Các chỉ tiêu Chương trình thực hiện đảm bảo tiến độ, trong đó 8/13 chỉ tiêu vượt, 02/13 chỉ tiêu đạt, 03/13 chỉ tiêu còn lại đảm bảo tiến độ, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch. Cụ thể, các chỉ tiêu về văn hoá đều hoàn thành vượt chỉ tiêu: Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 95,6% (năm 2022); tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá là 98,8% (năm 2022). Tiếp tục tuyên truyền hiệu quả thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện;100% các lễ hội thực hiện đúng quy định.

7.jpg
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Tiến Việt báo cáo với Đoàn kiểm tra

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trang trí, tuyên truyền đổi mới, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Thành phố và huyện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân; các phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngày càng đạt nhiều kết quả, nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, cách mạng được triển khai quyết liệt, đạt kết quả tích cực. Đề án “Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2021-2025” được chỉ được chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hoá; tích hợp thuyết minh tự động, giới thiệu về di tích bằng 02 tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) qua mã QR Code và App GiaLam Audio Guide đối với 102 di tích…

2.jpg
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Trưởng Ban Dân vận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Trưởng Ban Dân vận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm đã đạt được trong công tác triển khai Chương trình 06-CTr/TU thời gian qua. Những kết quả này khẳng định việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của huyện góp phần quan trọng cùng với Thành phố hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong thời gian gần đây và những năm tiếp theo.

Tiếp tục nâng cao nhận thức

Cũng theo Báo cáo của huyện Gia Lâm, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình triển khai các nội dung của Chương trình, vẫn còn những hạn chế, vướng mắc như: Các thiết chế văn hoá ở cơ sở chưa phát huy hết giá trị; nếp sống văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị khang trang, sạch đẹp hơn nhưng chưa đồng đều, ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên. Công tác huy động nguồn lực xã hội hoá dành cho việc tu bổ, tôn tạo di tích còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn một số dự án chậm tiến độ… Nhân dịp này, huyện Gia Lâm cũng kiến nghị Thành phố sớm ban hành Hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản công đối với các thiết chế văn hoá, thể thao để địa phương vận hành hiệu quả hơn nữa các trung tâm văn hoá thể thao.

Mặt khác, với vị thế là Thủ đô của cả nước, nơi hội tụ người dân từ khắp mọi miền trong cả nước về học tập, công tác, sinh sống; họ đều có văn hoá, phong tục, tập quán vùng miền. Đây vừa là lợi thế những cũng chính là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng giá trị đặc trưng cốt lõi của người Hà Nội hiện nay. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, chuẩn mực xã hội để phù hợp, hài hoà với tất cả người dân mọi vùng miền đang sinh sống ở Hà Nội đều tìm thấy giá trị văn hoá của miền quê họ trong đó là điều vô cùng quan trọng.

8.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu chia sẻ tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, Đảng ta rất quan tâm đến mục tiêu chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế cho thấy huyện Gia Lâm có nhiều lợi thế so với các quận huyện khác trên địa bàn Thành phố để triển khai thành công Chương trình như: bề dày truyền thống lịch sử; hệ thống các di tích, di sản, lễ hội; các làng nghề truyền thống; các di sản văn hoá vi vật thể… Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ về phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, huyện Gia Lâm cần lưu tâm đến công tác xây dựng gia đình văn hoá, trong đó chú trọng đến tuyên truyền hiệu quả Quy tắc ứng xử trong gia đình với 4 đặc điểm: Ông bà gương mẫu, con cháu hiếu thảo, vợ chồng chung thuỷ, anh em chia sẻ. Quan tâm chất lượng lượng gia đình văn hoá; xây dựng Thôn văn hoá, Tổ dân phố văn hoá; xây dựng và khai thác các thiết chế văn hoá tại địa phương; đầu tư phát triển các di tích thành các điểm đến du lịch về tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng…

4.jpg
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thị Mai Hương phát biểu tại buổi làm việc

Để thực hiện đạt kết quả tốt hơn nữa, trong thời gian tới, huyện tiếp tục nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền và toàn dân về vị trí, vai trò của phát triển văn hoá, xác định nhiệm vụ phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng tâm. Gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá và xây dựng con người với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp văn hoá, trong đó huy động mọi nguồn lực bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, lịch sử, cách mạng, các giá trị văn hoá phi vật thể. Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục và xây dựng nhân sách người Hà Nội; tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt 02 bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố. Phát huy các hương ước, quy ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phát biểu kết luận, đồng chí Đỗ Anh Tuấn bày tỏ mong muốn, huyện Gia Lâm tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá để hoàn thành tốt hơn nữa các mục tiêu của Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Đồng thời, huyện Gia Lâm cần tiếp tục rà soát, bổ sung xây dựng quy hoạch phát triển của huyện phù hợp với quy hoạch của Thành phố với điều kiện thực tế của địa phương. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời khen thưởng, động viên các mô hình, cách làm hay, sáng tạo; lưu tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp để khắc phục, xử lý những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nhiệm vụ lâu dài, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc, chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân Huyện. Đặc biệt, trong thời gian tới khi phát triển lên Quận, các cấp chính quyền Huyện cần xác định gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá và xây dựng con người với nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ gìn được bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về văn hóa trong sự phát triển bền vững của Huyện Gia Lâm./.

Bài liên quan
  • Tôn vinh nghề thủ công truyền thống mây tre đan
    Vào ngày 29/7/2023, tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, Câu lạc bộ Đình làng Việt kết hợp với Ban Quản lý Dự án Trường làng trong phố tổ chức workshop “Hoa cài tre đan”.
(0) Bình luận
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
    Tối 21/11 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024. Các đại biểu và đông đảo người dân, du khách đã tham quan, mua sắm và thưởng thức các đặc sản cả nước quy tụ về Thủ đô Hà Nội.
  • Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khoẻ
    Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO