Chuyển động Hà Nội

Phân luồng các trục đường cửa ngõ Thủ đô để hạn chế ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán 2024

KT 18:02 26/01/2024

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa lên phương án phân luồng giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực, tuyến đường cửa ngõ Thủ đô.

d4b3xien.png
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nhất là vào dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: TTXVN)

Theo phương án phân luồng, các phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Nam theo các hướng sau:

Trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Trung tâm Hà Nội đi đường quốc lộ 1 cũ: Giải Phóng – Ngọc Hồi – quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vận – Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm; nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên).

Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi – Trần Phú - Quang Trung) – ngã ba Ba La đi đường 21B – quốc lộ 38 để ra quốc lộ 1 cũ (nút giao Đồng Văn) hoặc vào nút giao Vực Vòng đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung) – rẽ trái đi đường Phùng Hưng – đến đường trục phía Nam rẽ trái đường tỉnh 427B – ra ga Thường Tín để vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Quốc lộ 6 đi thị trấn Xuân Mai, đường Hồ Chí Minh – đường 21B.

Với hướng từ các tỉnh phía Nam đi về thành phố Hà Nội, nhằm giảm tải lưu lượng trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và nút giao Pháp Vân, các phương tiện có thể đi theo các hướng sau:

Tại nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đi đường tỉnh lộ 494 – quốc lộ 21B – quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Tại nút giao Vực Vòng trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đi theo 2 hướng sau: Rẽ trái đi quốc lộ 38 – quốc lộ 21B – quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Rẽ phải đi quốc lộ 38 – qua cầu Yên Lệnh – quốc lộ 39A – đường tỉnh 379 – nút giao với đường Vành đai 3 (cầu Thanh Trì).

Tại nút giao Vạn Điểm, rẽ trái đi quốc lộ 1 - đường tỉnh 429 – quốc lộ 21B – quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Tại nút giao Thường Tín, đi đường tỉnh 427 - đến đường trục phía Nam – đường Phùng Hưng (Hà Đông).

Các phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đi theo hướng từ đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì - cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - QL18 đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Ngô Gia Tự - cầu Đuống - đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Các phương tiện từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...):

Đi theo hướng cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - QL2 vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Cầu Thăng Long - tỉnh lộ 23 - đường Mê Linh đi Quốc lộ 2.

Cầu Thăng Long - cầu vượt Nam Hồng - đường 23 - Quốc lộ 2 - đường tỉnh 310B đi cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Đường QL3 - đường tỉnh 296 - vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Đường QL32 đi Phú Thọ.

Các xe từ TP Hà Nội đi các tỉnh phía bắc (Hòa Bình, Sơn La...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đại lộ Thăng Long - đường Tản Lĩnh Yên Bài - cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

Quốc lộ 6 - thị trấn Xuân Mai - Hòa Bình.

Các xe từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía đông (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đường Cổ Linh - nút giao đường vành đai 3 với đường Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng.

Quốc lộ 5 cũ (đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương.

Cầu Thanh Trì - đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - đi quốc lộ 18./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phân luồng các trục đường cửa ngõ Thủ đô để hạn chế ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO