Phạm Đình Hổ

DK Pharma - Hành trình 21 năm xây dựng và phát triển
Tiền thân là doanh nghiệp do trường Đại học Dược Hà Nội thành lập ngày 19/8/2002, sau 21 năm hình thành và phát triển, đến năm 2016, công ty cổ phần hoá và đổi tên là Công ty cổ phần Dược Khoa (DK Pharma). Với tôn chỉ “Con người là vốn quý nhất của doanh nghiệp”, DK Pharma lấy sứ mệnh nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm cùng với sự nghiệp tham gia bảo tồn, gìn giữ và phát triển tri thức của dân tộc là kim chỉ nam để hành động. Công ty luôn hướng đến con đường duy nhất “Khoa học vì sức khỏe cộng đồng”.
  • Phạm Đình Hổ - học giả, nhà văn viết ký sự tài
    Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, quê ở làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Sinh thời, ông không phải là một nhân vật nổi bật bởi tài năng chính trị, nhưng lại nổi tiếng về văn chương học vấn, tên tuổi của Phạm Đình Hổ cũng được vua Minh Mạnh biết đến với tư cách là một trong những người có tài văn chương nổi tiếng nhất Bắc thành.
  • Nguyễn Án – chứng nhân Kinh thành dâu bể
    Nguyễn Án (1770-1815) tự Kính Phủ, hiệu Ngu Hồ Khách và Kiếm Hồ Ngư Ẩn, người thôn Nội, xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa cử từ lâu đời, nhưng Nguyễn Án đã lên kinh kỳ Thăng Long học hành từ nhỏ và cả đời ông, toàn bộ sự nghiệp của ông đã gắn bó, cống hiến cho mảnh đất yêu dấu này.
  • Viện Pasteur - âm vang chiến công đêm 19/12/1946 (quận Hai Bà Trưng)
    Viện Pasteur (Viện Vệ sinh dịch tễ) ở tại số 1 phố Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Đình Phương Mạc (huyện Đan Phượng)
    Đình Phương Mạc thuộc xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
  • Đền, chùa Hoà Mã (quận Hai Bà Trưng)
    Hoà Mã xưa kia là một thôn thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương. Đền Hoà Mã thờ một vị quan thái giám thời Lê có công lập nên làng Hoà Mã. Hoà Mã còn có tên là Đổi Mã, vì nơi đây hàng năm vua Lê, chúa Trịnh thực hiện việc thay đổi trang phục (mã) trước khi tới đàn Nam Giao để tế trời đất. Đền, chùa Hoà Mã hiện nay ở số 3 phố Phùng Khắc Khoan (đi sâu vào khoảng 30m), phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO