Phố Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

17/05/2018 10:05

Phố Phạm Đình Hổ bắt đầu từ phố Tăng Bạt Hổ đến phố Lò Đúc cắt ngang qua phố Hàng Chuối.


Phố Phạm Đình Hổ dài 220m, rộng 8m.

Phố Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây nguyên là đất thôn Nhân Chiêu, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này cùng một số thôn khác hợp thành thôn Hương Viên, lúc đó thuộc tổng Thanh Nhàn.

Nay thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.

Thời Pháp thuộc là đường 149 (voie N0149), năm 1931 đổi tên thành phố Sê-ông (rue Chéon). Tên hiện nay được đặt từ sau cách mạng, dân vẫn quen gọi là Phạm Đình Hổ.

Phạm Đình Hổ (1768-1839) quê làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hưng Yên. Nhưng phần lớn thời gian ông sống ở Thăng Long tại phường Hà Khẩu (Hàng Buồm).

Tuy chỉ đỗ sinh đồ (tức tú tài) nhưng Phạm Đình Hổ là một người học rộng biết nhiều. Năm 1826, ông được triệu vào Huế, bổ làm việc ở toàn Hà lâm, sau thăng đến Tế tửu Quốc Tử Giám (tức người đứng đầu trường này).

Phạm Đình Hổ viết nhiều loại sách: Pháp chế, lịch sử, địa lý, văn học… Có hai tác phẩm được nhiều người biết là Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (cùng doạn với Nguyễn Án). Đó là những tập truyện và ký sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe vào đời Lê mạt, trong đó có khá nhiều tài liệu về đất nước và con người Thăng Long thuở ấy.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO