Ðộng lực mới để Thủ đô phát triển

Theo Nhandan| 20/08/2019 11:25

Mùa thu Cách mạng 74 năm về trước, ngày 19-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. Và mùa thu này, niềm tự hào được nhân lên, là nguồn động lực để mỗi người Hà Nội chung tay xây dựng Thủ đô xứng đáng vị thế và tầm vóc mới.

Ðộng lực mới để Thủ đô phát triển

Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển hiện đại. Ảnh: DUY LINH

Phát triển toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân

Tháng 8 mùa thu. Hà Nội đang vào mùa đẹp nhất trong năm. Thành phố vừa kỷ niệm 20 năm Ngày đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình". Vì hòa bình, theo tiêu chí của UNESCO, chính là việc chính quyền tạo những điều kiện tốt nhất để phát triển con người, từ hạ tầng đô thị, đến bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa... Hà Nội cũng như đất nước có khoảng thời gian yên bình để phát triển chưa dài. Thời gian hội nhập quốc tế còn ngắn hơn nữa.

Thế nhưng, những chủ trương, chính sách của Ðảng bộ, chính quyền thành phố luôn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Và 20 năm được công nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" là dịp để Hà Nội tự hào về những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực.

Ðể có được những kết quả đáng tự hào đó, sau mỗi kỳ Ðại hội Ðảng, mỗi khi Trung ương Ðảng ban hành các nghị quyết, Thành ủy Hà Nội đã chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa một cách sáng tạo trên cơ sở đặc thù. Ðảng bộ Hà Nội luôn xác định rõ và phát huy tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ đô, gương mẫu đi đầu trong vận dụng, cụ thể hóa và thực hiện sự nghiệp đổi mới, nhất là lĩnh vực xây dựng Ðảng. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp luôn được Ban Chấp hành Ðảng bộ thành phố xác định là nhiệm vụ hàng đầu, theo hướng mở rộng dân chủ, sát cơ sở, chỉ đạo tập trung, kiên quyết, dứt điểm, hiệu quả, thực hiện "nói đi đôi với làm". Trên mỗi lĩnh vực của công tác xây dựng Ðảng, Ðảng bộ thành phố đều xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, kiên trì, kiên quyết với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện tốt cả hai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, theo hướng cụ thể, sát thực tế, hiệu quả. Thành ủy đã triển khai nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình với cách làm chủ động, mở rộng đối tượng tham gia lấy ý kiến góp ý cho cán bộ, đảng viên. Các vấn đề nổi cộm được tập trung chỉ đạo giải quyết đã góp phần tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Từ nền tảng của công tác xây dựng Ðảng, công tác tổ chức cán bộ, các chương trình cụ thể của Ðảng bộ thành phố về xây dựng hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa người Hà Nội... có điều kiện thuận lợi để thực hiện, khi cán bộ, đảng viên là những người gương mẫu đi trước, chủ động, sáng tạo trong công việc. Ðể tăng hiệu quả công việc, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, thì cần phát huy dân chủ, phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Xuyên suốt các nhiệm kỳ, Thành ủy đều tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đạt nhiều kết quả thiết thực, tạo không khí dân chủ, cởi mở, đồng thuận và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với phương châm, cách làm từng bước, chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, triển khai từ trong Ðảng, trong cán bộ, đảng viên, sau đó mở rộng đến nhân dân, Ðảng bộ thành phố có nhiều kinh nghiệm hay và cách làm sáng tạo.

Hiệu quả từ cách làm đồng bộ, Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh về quy mô tầm vóc, nhưng cơ bản giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời, chất lượng sống của người dân được nâng lên. Những ai yêu mến mảnh đất nghìn năm văn hiến đều không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến sự đổi thay tích cực của Hà Nội. Những con số như tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,16%, về đích trước hai năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, có thể chưa thể nói hết những thành tựu và những nỗ lực không mệt mỏi của thành phố. Thế nhưng, nếu có dịp về các huyện nghèo nhất như Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Ðức... dễ dàng nhận thấy những đổi thay đáng phấn khởi. Những con đường thảm nhựa, bê-tông nối gần những bản làng xa xôi. Những ngôi làng dân tộc thiểu số vốn "nghèo bền vững" nay đã có những ngôi nhà mới khang trang. Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%. Với 89% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, khoảng cách đời sống giữa khu vực nông thôn và đô thị dần được thu hẹp. Thành phố đã đạt mục tiêu cơ bản tất cả số xã, phường, thị trấn được công nhân đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trạm y tế có bác sĩ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 116 triệu đồng, tương đương 5.050 USD/năm. Sáu tháng đầu năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,21% (cùng kỳ tăng 7,15%). Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,416 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước thu 132.134 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán. Chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội giữ vững vị trí thứ hai trong tổng số 63 tỉnh, thành phố; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền tăng 16 bậc.

Ðộng lực mới để Thủ đô phát triển

Hà Nội là điểm đến của du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: ÐỨC ANH

Khẳng định vị thế Thủ đô

Với vị thế là trung tâm của Vùng kinh tế Bắc Bộ, Thành ủy Hà Nội đã tích cực hợp tác với các địa phương trong cả nước theo tinh thần "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội"; tổ chức nhiều đoàn công tác tới các tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị, nông thôn, mở rộng hợp tác, phát triển. Từ các hội nghị, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại - công nghiệp, nông nghiệp - phát triển nông thôn, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường... giữa Hà Nội và các địa phương đã được ký, triển khai. Hà Nội là một trung tâm kinh tế trọng điểm, cũng là nơi khởi nghiệp, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới. Năm 2018, thành phố thu hút đầu tư 7,5 tỷ USD, trong đó, cấp mới 640 dự án với số vốn đăng ký hơn 5 tỷ USD, lần đầu tiên dẫn đầu cả nước về số vốn đăng ký cấp mới, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng và đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016 - 2018 của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đứng thứ hai cả nước (sau Vùng kinh tế trọng điểm phía nam).

Ngoài ra, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn vị trí thứ tám trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế tăng cao trong hai năm qua và chín tháng đầu năm nay, 3,54 triệu lượt khách quốc tế đã đến Hà Nội (tăng 23,5%). Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành đề án tổng kiểm kê đánh giá, phân loại, bảo vệ di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Ðến nay, thành phố đã có năm di sản văn hóa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, 16 di tích quốc gia đặc biệt, 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nguồn "tài sản" văn hóa này được Hà Nội bảo vệ, phát huy giá trị và là nguồn lực quan trọng để phát triển. Thành phố cũng xác định, khoa học và công nghệ là mũi nhọn, là động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững, để tiến tới xây dựng thành phố thông minh. Hướng đầu tư này đã đưa Hà Nội lên vị trí thứ 2 trong số 63 tỉnh, thành phố về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.

Ðồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá: Hơn nửa nhiệm kỳ qua, Hà Nội không chỉ duy trì vững chắc thế phát triển đi lên, mà bằng tư duy đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cán bộ và nhân dân Thủ đô còn khơi nguồn tiềm năng, tạo thế và lực phát triển mới. Hà Nội đã có những đóng góp tiêu biểu cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đối với sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kỳ vọng của Người, Ðảng bộ Hà Nội sẽ tiếp tục kiên trì mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Ðảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tất cả phải hướng tới việc huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

20 năm sau khi được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình", tháng 6-2019, Hà Nội nộp hồ sơ lên UNESCO ứng cử danh hiệu "Thành phố sáng tạo". Tiêu chí công nhận "Thành phố sáng tạo" của UNESCO dựa trên sự sáng tạo những giá trị văn hóa vì sự phát triển bền vững của đô thị. Với bề dày văn hóa của thành phố hơn nghìn năm tuổi, với hệ thống làng nghề đặc sắc và những sáng tạo văn hóa do chính quyền, người dân thực hiện thời gian qua, các chuyên gia đánh giá Hà Nội thực chất đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn "Thành phố sáng tạo" của UNESCO. Kế thừa truyền thống cách mạng, kết hợp với những xu thế của thời đại, Hà Nội định hướng xây dựng thành phố sáng tạo, kết hợp với xây dựng đô thị thông minh. Ðó vừa là động lực để phát triển, vừa tạo dựng những giá trị bền vững cho tương lai.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Ðộng lực mới để Thủ đô phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO