Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Trước thực tế ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội vừa có văn bản gửi các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian giao mùa năm 2024.
Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội,), Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".
Trong Quy hoạch Thủ đô, Hà Nội nhấn mạnh vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, phát triển 5 vùng kinh tế - xã hội và 5 vùng đô thị.
Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo, có thể xem xét cho tiểu học, mầm non nghỉ nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời hoặc điều chỉnh thời gian học phù hợp.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 275/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Xuyên suốt lịch sử nghìn năm văn hiến cùng với kho tàng di sản văn hóa giàu giá trị, Thủ đô Hà Nội còn là cái nôi của nghề thủ công, làng nghề, phố nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Hà Nội nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm qua sự phát triển của các nghề và làng nghề cũng mang đến những tác động tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng đối với môi trường.
Sáng 16/6, thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 12, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND TP thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm.
Theo Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đưa ra danh sách 29 làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi "Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống”.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo 100% các làng nghề của Hà Nội được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Ngày nay, dưới nhiều tác nhân từ môi trường, ô nhiễm được coi là kẻ thù ngấm ngầm gây hại làn da, nhất là khi bạn phải ra ngoài mỗi ngày. Lớp khẩu trang cũng không thể khiến tình trạng da đỡ đi phần nào.
Ngày 25/10, diễn ra lễ trao giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” với chủ đề “Hành động vì đại dương không rác thải nhựa” và cuộc thi ảnh khu vực ASEAN.
Từ đầu tháng 12, tình trạng ô nhiễm không khí trên dịa bàn Thủ đô liên tục có những diễn biến bất lợi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Điều đáng nói, mặc dù các cơ quan chức năng TP đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình trạng trên, song đến thời điểm này, đây vẫn là bài toán không dễ giải.
Tại thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì đã tồn tại một trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống Nhân dân suốt từ năm 2017.
Sáng 5-1, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên-môi trường Hà Nội, đồng loạt cho chỉ số chất lượng không khí ở mức ‘Rất xấu’, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, khuyến cáo người dân nên tránh các hoạt động ngoài trời.
Sáng ngày 17/10/2020, buổi đối thoại “Thanh niên và doanh nghiệp hành động giảm ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam” được tổ chức tại TH School (Hà Nội) với mục đích tăng cường kết nối, thúc đẩy hành động của doanh nghiệp và thanh niên nhằm giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Trước thực trạng tài nguyên du lịch hoặc là bị bỏ phí ở nhiều nơi hoặc là bị tàn phá không thương tiếc, các dự án du lịch được triển khai không theo quy hoạch, thậm chí trái phép, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng tư vấn du lịch TAB đã chia sẻ về vấn đề phát triển du lịch bền vững (PTDLBV), có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Sáng nay, mọi hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí ở Thủ đô Hà Nội đều ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng tím và đỏ (mức rất có hại và có hại đến sức khỏe tất cả mọi người).
Từ ngày 1/1/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ tiến hành kiểm tra, xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh vi phạm đốt than tổ ong gây ô nhiễm môi trường.
Theo UBND thành phố Hà Nội, đến nay, nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn QCVN 01:2019/BYT của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống.
Sáng 20-10, đối tượng Lý Đình Vũ (SN 1982, trú ở Thuận Thành, Bắc Ninh), chủ mưu trong việc xả chất thải làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà đã đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.
Ngày 20-10, Sở Y tế Hà Nội có báo cáo về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của Nhà máy Nước sạch sông Đà. Trong khi đó, đại diện Sở Xây dựng khẳng định, nguồn nước này hoàn toàn có thể dùng được trong ăn uống.