Chuyển động Hà Nội

Hà Nội thực hiện 7 nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025

Mai Chi 23/11/2023 07:43

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 275/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Theo Kế hoạch trên, Hà Nội đặt mục tiêu chung đến năm 2025 phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh.

Để đạt được các mục tiêu, Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội đã đặt ra 7 nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể:

khu-cong-nghiep-thang-long.jpg
Hà Nội đặt mục tiêu chung đến năm 2025 phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố. (Ảnh minh họa).

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức về công nghiệp môi trường: Lồng ghép nội dung phát triển ngành công nghiệp môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; Rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp môi trường; hình thành các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành hoặc hỗn hợp để bố trí các doanh nghiệp hoạt động tái chế chất thải;

Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng làm chủ và chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường (xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại), phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng, chế tạo thiết bị phương tiện và sản phẩm bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của Thành phố….

2. Phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường: Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghiệp môi trường nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ sản xuất máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, chế phẩm xử lý môi trường; Phát triển, ứng dụng công nghệ quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường;

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ môi trường...

3. Kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường sản xuất, chế tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh phát triển các hoạt động sản xuất, chế tạo thiết bị, cung cấp sản phẩm và dịch vụ môi trường; Hỗ trợ việc chế tạo thiết bị và sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường;

Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ để sản xuất thiết bị và sản phẩm bảo vệ môi trường có hàm lượng công nghệ cao; Đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị tập trung tại các quận, huyện, thị xã; nước thải công nghiệp tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề…

4. Thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường: Đa dạng hóa các hình thức và nguồn lực đầu tư, tăng cường thu hút, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư để phát triển ngành công nghiệp môi trường của Thành phố;

Tham mưu phân bổ có hiệu quả kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường…; Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào các công trình hạ tầng về môi trường và phát triển các dịch vụ bảo vệ môi trường...

5. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp môi trường đầu tư trên địa bàn Thành phố: Sản xuất thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý chất thải rắn như xe chuyên dùng phun nước, quét và hút rác; xe chở chất thải rắn, xe hút bùn…; Sản xuất thiết bị xử lý nước thải, khí thải như thiết bị lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện, thiết bị xử lý khí thải chứa các hợp chất NOx, SOx, COx, VOCs, H2S, chất hữu cơ, chất gây mùi, máy bơm đặc chủng công suất lớn, thiết bị xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải theo modul..;

Sản xuất máy móc, thiết bị, sản phẩm, vật liệu phục vụ lĩnh vực xử lý nước cấp, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng...

6. Phát triển dịch vụ môi trường: Kêu gọi đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; đầu tư, phát triển các doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ năng lực giải quyết các vấn đề môi trường lớn của Thành phố; Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp môi trường đầu tư, phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường; đầu tư, phát triển các hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung...

7. Đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường: Rà soát, đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn Thành phố; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực môi trường tham gia vào việc phát triển ngành Công nghiệp môi trường trên địa bàn Thành phố;...

Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ từ trong nước, tổ chức quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ môi trường./.

Bài liên quan
  • Quy hoạch để phát triển bền vững làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
    Xuyên suốt lịch sử nghìn năm văn hiến cùng với kho tàng di sản văn hóa giàu giá trị, Thủ đô Hà Nội còn là cái nôi của nghề thủ công, làng nghề, phố nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Hà Nội nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm qua sự phát triển của các nghề và làng nghề cũng mang đến những tác động tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng đối với môi trường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội thực hiện 7 nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO