Nữ diễn viên lên truyền hình tố chồng ngoại tình với mẹ ruột

Theo vietnamnet.vn| 18/09/2019 13:38

Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, nữ diễn viên, người mẫu Tương Bình chia sẻ lý do ly hôn chồng cũ vì anh này ngoại tình với mẹ ruột của mình.

Mới đây, dư luận Trung Quốc xôn xao chuyện một nữ diễn viên, người mẫu Đài Loan kể về hôn nhân đổ vỡ của mình trong một talkshow vừa phát sóng.

Tương Bình đã kể về những ngày tháng mới quen chồng cũ. Khi đó, cô là một diễn viên mới vào nghề còn anh này là biên kịch. Cả hai hẹn hò khoảng một năm rưỡi thì kết hôn, bất chấp những lời khuyên can từ bạn bè. Tương Bình lúc ấy quả quyết rằng người đàn ông này là bến đỗ của đời mình.

Cả hai chung sống được 7 năm bắt đầu xuất hiện rạn nứt. Công việc biên kịch của chồng Tương Bình ngày càng không thuận lợi khiến thu nhập bấp bênh. Cô kể, áp lực công việc và tài chính khiến chồng cũ tính khí thất thường dẫn đến chuyện hay cãi vã. Vì vậy, quan hệ vợ chồng cũng dần lạnh nhạt, xa cách.

Nữ diễn viên lên truyền hình tố chồng ngoại tình với mẹ ruột
Tương Bình kể chuyện hôn nhân đổ vỡ trong chương trình truyền hình. 

Trong thời gian này, Tương Bình quyết định tìm hiểu phát hiện chồng cũ đã ngoại tình được nửa năm. Sự thật gây sốc khi người thứ 3 chính là mẹ ruột của nữ diễn viên. 

Tương Bình lập tức gọi điện để hỏi chuyện nhưng mẹ cô tắt điện thoại, lảng tránh khi bị hỏi về mối quan hệ với con rể. Chồng cũ Tương Bình thản nhiên thừa nhận dan díu với mẹ vợ mà không hề thấy ăn năn hối lỗi, thậm chí còn nói nếu không phải anh, mẹ cô cũng sẽ tìm người đàn ông khác.

Theo lời nữ diễn viên, khoảng nửa năm trước khi vợ chồng cô xảy ra lục đục, chồng cũ từng đến thăm mẹ cô khi nghe bà bị đau mỏi tay chân. Tại đây, chồng cũ đã ân cần chăm sóc khiến bà rung động.

Tương Bình nói thêm, cô từ nhỏ đã không được bố mẹ yêu thương. Bố cô mải mê làm ăn kiếm tiền, trong khi mẹ cô muốn có con trai mà không được nên luôn lạnh lùng với con gái.

Bố mẹ Tương Bình đã ly hôn khi cô còn nhỏ, mẹ cô sống một mình, thiếu thốn tình cảm. Chính bố Tương Bình cho biết, ông và mẹ cô ly hôn cũng vì bà này ngoại tình.

Sau khi phát hiện chồng dan díu với mẹ ruột, Tương Bình đã lập tức ly hôn và cắt đứt quan hệ với mẹ mình. Đến giờ, cô vẫn còn sốc, chưa chấp nhận sự thật rằng mình bị chồng và mẹ ruột "cắm sừng".

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nữ diễn viên lên truyền hình tố chồng ngoại tình với mẹ ruột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO