Âm nhạc

NSƯT Hương Giang thể hiện thành công ca khúc “Tâm sự Người làm báo”

Phương Anh (t/h) 07:24 19/06/2023

NSƯT Hương Giang đã hoá thân vào nhân vật trong tác phẩm để giãi bày tâm sự một cách rất sâu lắng trữ tình về nghề báo và người làm báo.

Ca khúc tâm sự người làm báo của nhạc sĩ Phạm Việt Long được NSƯT Hương Giang thể hiện là một khúc hát trữ tình ngợi ca về nghề làm báo và người làm báo luôn lặng thầm cống hiến, xứng đáng với danh xưng “Thư ký của thời đại”.

478a17cb-c7a5-4c33-aec6-a88599f43f6b-1687021012.jpeg
NSƯT Hương Giang đã hoá thân vào nhân vật trong tác phẩm để giãi bày tâm sự về nghề báo và người làm báo

Nghề báo được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhưng cũng đầy vinh quang. Qua trang báo, mọi mặt của cuộc sống đều được phản ánh kịp thời, chính xác. Nhưng để có được những tác phẩm báo chí đó là cả một quá trình làm việc gian nan, lặng thầm.

Trong ca khúc này, nhạc sĩ Phạm Việt Long đã sử dụng chất liệu âm nhạc giản dị, khúc thức rõ ràng, giai điệu đẹp. Không đi vào lối mòn của việc hô hào khẩu hiệu, tác giả đã khéo léo sử dùng lối viết tự sự để ngợi ca về những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

Với giọng ca trong sáng, truyền cảm và cách xử lý tác phẩm tinh tế của NSƯT Hương Giang, những dòng tâm sự, tự hào trở nên hào sảng, sâu lắng chạm tới trái tim người nghe.

Đặc biệt, trong đoạn phát triển của ca khúc, tác giả đã đẩy cao trào bằng những nốt cao, ngân dài để nhấn mạnh vai trò, bản chất của những người cầm bút chân chính, hết lòng phục vụ nhân dân luôn nỗ lực giữ cho “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Đoạn kết là cảm xúc trào dâng, niềm tự hào khôn xiết của những người làm báo, những chiến sĩ thầm lặng góp phần dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
NSƯT Hương Giang thể hiện thành công ca khúc “Tâm sự Người làm báo”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO