NSND Trần Nhượng đóng vai đểu giả quá đạt khiến Lương Thanh thấy ghét

Ngôi Sao| 06/03/2019 15:52

Nữ diễn viên trẻ cho rằng NSND Trần Nhượng ở ngoài rất dễ thương nhưng rất đáng ghét khi đóng 'Những cô gái trong thành phố'.

- Chị nghĩ gì khi được mời vào bộ phim mà tất cả các diễn chính đều không phải ngôi sao như 'Những cô gái trong thành phố'?

Tôi thấy mình may mắn vì dù không phải là ngôi sao nhưng vẫn được chọn vào vai chính. Tôi nghĩ đạo diễn chắc chắn phải nhìn thấy khả năng nào đó của mình nên mới quyết định như vậy. Trong quá trình làm phim, tôi luôn tự nhủ người ta cố gắng 1 thì mình phải cố gắng 10, cống hiến hết sức có thể cho vai diễn.

Đạo diễn Vũ Trường Khoa từng nói, chú để ý đến tôi từ khi xem Cả một đời ân oán. Tôi được chú đánh giá là người diễn tốt nhất trong dàn trẻ của phim. Đó cũng là lý do chú gọi tôi lên casting cho Những cô gái trong thành phố. Tuy vậy, tôi cũng phải trải qua 2 vòng casting và một số diễn viên khác để có được vai Mai.

NSND Trần Nhượng và Lương Thanh trong phim.
NSND Trần Nhượng và Lương Thanh trong phim.

- Chị gặp khó khăn gì khi đóng cảnh nóng với NSND Trần Nhượng, người hơn mình 44 tuổi?

- Mọi người cứ nghĩ rằng tôi phải áp lực lắm khi thực hiện cảnh đó nhưng thực tế không phải vậy. Tôi chỉ lo lắng về việc phải hở hang nhiều quá mà thôi. Bước vào set quay, tôi nhập tâm vào nhân vật nên hoàn toàn quên chuyện đó và chỉ cố gắng tập trung diễn xuất mà tôi.

- NSND Trần Nhượng tạo cảm xúc cho chị như thế nào?

- Chú Trần Nhượng ở ngoài rất dễ thương nhưng khi vào vai ông Khanh thì đúng là nhìn ghét thật (cười). Lúc đóng cảnh ấy, tôi đặt mình vào trường hợp của Mai và thấy rất khó chịu dù tôi ở ngoài đời còn mạnh mẽ hơn nhân vật Mai rất nhiều. Với tôi, việc có thể cảm thấy ghét bạn diễn lúc ấy là rất tốt cho cảnh quay. Là một diễn viên gạo cội, chú Trần Nhượng đã giúp tôi đẩy cảm xúc lên khá nhiều và dễ dàng hóa thân vào nhân vật hơn. Tôi và chú diễn rất ăn ý và không cần phải nói với nhau quá nhiều khi làm việc chung.

Lương Thanh và Bình An trong Những cô gái trong thành phố.
Lương Thanh và Bình An trong 'Những cô gái trong thành phố'.

- Thế còn khi đóng chung với diễn viên Bình An?

- Là người có nhiều kinh nghiệm hơn nên anh ấy thường góp ý cho tôi về những điểm chưa tốt. Nhận ra sự ngượng ngùng của tôi khi đóng cảnh tình cảm, Bình An chính là người chủ động giúp tôi trấn an tinh thần. Anh ấy nói rằng hai đứa ở ngoài đời dù có người yêu hay không cũng phải gạt chuyện tình cảm sang một bên để tập chung cho vai diễn. Đây là nhân vật chứ không phải Bình An và Lương Thanh ngoài đời. Nhờ sự động viên của anh ấy, tôi đã có thể bỏ qua hết, chỉ tập chung cho Tùng và Mai trong phim. Từ đó, tôi chẳng bận tâm những chuyện bên lề và biết phân định rạch ròi đâu là công việc, đâu là riêng tư.

Thế nhưng, tôi vẫn có chút hồi hộp và lo lắng khi đóng cảnh tình cảm với Bình An. Đây là lần đầu tiên hai đứa có cảnh như vậy trên truyền hình nên chúng tôi không tránh được cảm giác bỡ ngỡ. Đó cũng là một cảnh rất khó vì đạo diễn yêu cầu phải làm sao để quay một đúp xong luôn. May mắn là tôi và Bình An trước khi thực hiện cảnh ấy đã có một thời gian dài làm việc chung nên dễ dàng hiểu ý nhau. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải bàn luận, tính toán rất kỹ để có thể hoàn thành mọi thứ đúng như mong muốn của đạo diễn. Chú Vũ Trường Khoa và chú Công Lý sau đó bảo với chúng tôi rằng chúng mày có diễn lại thì cũng không thể tốt hơn như thế này đâu.

- Bắt đầu khẳng định được khả năng với diễn xuất, lý do gì khiến chị quyết định đăng ký tham gia cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt 2019?

Nhiều người cũng hỏi tôi tại sao đã là diễn viên rồi còn đi thi hoa hậu làm gì nữa. Đến với cuộc thi này, tôi chỉ muốn thử sức và tạo dấu ấn cho tuổi trẻ của mình. Tôi muốn cố gắng hết sức ở cuộc thi chứ không nghĩ mình đã là diễn viên thì phải bó buộc bản thân. Tôi còn trẻ mà, cứ thích thì tham gia thôi.

- Chị kỳ vọng thế nào về chiếc vương miện của Hoa hậu Bản sắc Việt 2019?

- Tôi không nói trước được mà chỉ biết thử sức xem mình đang ở vị trí nào. Nếu có được vương miện thì tôi chắc chắn sẽ rất vui rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn còn thiếu khá nhiều kinh nghiệm và chưa biết sẽ có bao nhiêu áp lực và trải qua những gì khi chính thức bước vào cuộc thi.

Lương Thanh tên thật Lương Huyền Thanh, sinh năm 1996 tại Thanh Hóa. Cô sở hữu chiều cao 173 cm cùng vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh đẹp.
Lương Thanh tên thật Lương Huyền Thanh, sinh năm 1996 tại Thanh Hóa. Cô sở hữu chiều cao 173 cm cùng vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh đẹp.

- Chị nghĩ sao trước ý kiến cho rằng trở thành Hoa hậu là con đường ngắn và dễ dàng để nổi tiếng và khẳng định vị trí hơn nhiều so với việc lao động trong những lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh?

- Ai đó nếu đã bước chân vào con đường nghệ thuật mà nói rằng không muốn nổi tiếng thì chắc nói dối. Tuy nhiên, tôi không hẳn muốn nổi tiếng hơn khi quyết định tham gia một cuộc thi hoa hậu. Tôi chỉ muốn lưu giữ cho tuổi trẻ những dấu ấn đáng nhớ, trải nghiệm và học hỏi từ những người mà mình sẽ gặp trong cuộc thi. Đó cũng là cách để tôi có thêm kinh nghiệm cho việc đóng phim. Diễn viên cần biết càng nhiều càng tốt.

Nổi tiếng bao giờ cũng đi kèm với thị phi mà tôi không muốn đi lên bằng con đường thị phi. Tôi muốn tiến từ những bước nhỏ nhất. Nếu như không đạt được gì ở cuộc thi này tôi cũng coi như đó là kinh nghiệm để mình làm tốt hơn ở những cuộc thi sau. Khi đã làm bất kỳ công việc nào, tôi cũng cố gắng hết sức có thể.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Thành phố Hà Nội phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 08 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế "làn xanh"
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 752/QĐ-TTPVHCC ngày 19/5/2025 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 08 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế “làn xanh” thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
  • Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 14-KH/BTGDVTU tổ chức phong trào thi đua phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm trên địa bàn quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh.
Đừng bỏ lỡ
NSND Trần Nhượng đóng vai đểu giả quá đạt khiến Lương Thanh thấy ghét
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO