Điển hình như vườn khổ qua của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Danh (44 tuổi, xã Bảo Quang, TP Long Khánh) mỗi ngày cho thu hoạch khoảng 100 ký trái.
"Đây là cây dại nên dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không quá cầu kỳ. Chúng có giá trị kinh tế khi cả lá, trái đều sử dụng được. Ngoài ra, ở đây chủ yếu là đất phù sa cổ nên thích hợp với cây này", ông Danh cho biết.
Sau ba tháng trồng, cây cho trái, bán giá sỉ khoảng 25.000 một kg. Trái nhỏ gần bằng nắm tay, vỏ ngoài lồi lõm và vị đắng hơn khổ qua thường. Mỗi dây có thể ra trái liên tiếp trong vòng nửa năm thì nhổ gốc, trồng cây mới. Trái chín sẽ tách lấy hạt, phơi khô để làm giống.
Mỗi ngày, bà Thảo (vợ ông Danh) hái được khoảng 40 ký đọt và bán 40.000 đồng mỗi kg. Loại rau này thường dùng nấu canh, nhúng lẩu, làm trà, thuốc trị bệnh... Tính tất cả, gia đình bà Thảo thu nhập hơn 400 triệu đồng một năm.
Trái chủ yếu bán cho vựa sản xuất trà ngay trong thành phố Long Khánh.
"Trước kia, bà con nông dân trồng khổ qua rừng chỉ bán trái làm thực phẩm nên lượng tiêu thụ không nhiều. Nhận thấy loài này có giá trị dược liệu cao nên tôi nghiên cứu mở xưởng làm trà rồi thu mua, bao tiêu sản phẩm", ông Nguyễn Văn Hiệp (40 tuổi, chủ xưởng) cho biết.
Mỗi ngày, cơ sở ông Hiệp thu mua gần nửa tấn trái của nông dân trong vùng. Trái được cắt lát, để nguyên ruột, hạt trước khi đem sấy.
Trái cắt thành lát mỏng hoặc để nguyên trái đem sấy khô trong 19 tiếng.
Theo chủ xưởng, cứ 10 ký trái tươi sấy khô cho ra một cân trà. Mỗi ngày, cơ ở ông Hiệp sản xuất được 50 cân trà với giá bán khoảng 400.000 đồng mỗi