Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên

VOV| 22/02/2018 09:01

Không chỉ đi chùa để cầu bình an may mắn cho năm mới, dịp đầu xuân, nhiều bạn trẻ còn đến cửa Phật để cầu tình duyên, mong được hạnh phúc lứa đôi.

Mỗi dịp đầu năm, nhiều bạn trẻ lại tìm nơi để cầu duyên cho một năm may mắn, gặp được ý trung nhân của đời mình.

Chùa Hà

Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên
Chùa Hà (Hà Nội). Ảnh: KT

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, tọa lạc ở thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo tích xưa, chùa Hà do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng. Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.

Bên phải chùa là ngôi đình Hà làm hoàn toàn bằng gỗ quý, thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.

Chùa là điểm đến vàng ngày Lễ, Tết, ngày Rằm hay mùng 1. Tuy vậy, nhắc tới chùa Hà, nhiều người mách ngay đây chính là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất đất kinh kỳ. Nhiều người tin rằng đến đây cầu duyên sẽ đi một về hai, sớm tìm được ý trung nhân.

Chùa Duyên Ninh, Ninh Bình

Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên
Chùa Duyên (Ninh Bình). Ảnh: KT

Chùa Duyên Ninh được xây dựng từ thế kỷ thứ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng và là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Việt Nam. Chùa tọa lạc tại làng cổ Chi Phong, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Theo tương truyền, đây là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại. Cũng tại đây, tướng công Lý Công Uẩn và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã thề hẹn yêu đương và sinh ra Lý Phật Mã (sau này là vua Lý Thái Tông).

Sau này, hoàng hậu Phất Ngân quay lại chùa để tu hành và trông coi mộ phần của thân phụ - Hoàng đế Lê Đại Hành. Bà đã tác hợp cho nhiều đôi lứa nên duyên. Kể từ đó, chùa Duyên Ninh trở thành chùa cầu duyên nức tiếng vùng Hoa Lư. Đến nay, những người chưa có ý chung nhân hay các đôi vợ chồng hiếm muộn thường đến đây cầu tự.

Chùa Bát Bửu Phật Đài
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên
Tượng Phật tại chùa Bát Bửu Phật Đài. Ảnh: KT

Chùa Bát Bửu Phật Đài hay còn gọi là chùa Phật Cô đơn. Giai thoại về tên gọi “Chùa Phật cô đơn” bắt nguồn từ cuộc chiến tranh tàn khốc mấy mươi năm trước, khi bom đạn dội xuống nơi đây khiến kiến trúc xung quanh chùa đều bị phá hủy nghiêm trọng. Duy chỉ có tượng Phật Đài Đức Thích Ca vẫn nguyên vẹn.

Cũng vì lẽ đó, dân gian truyền nhau tên gọi chùa Phật Cô đơn. Cũng chính vì giai thoại này đã khiến tên tuổi ngôi chùa trở nên nổi tiếng linh thiêng. Và không ít bạn trẻ chọn nơi đây để gửi gắm lời nguyện cầu về tình duyên lẫn gia đạo. Chùa tọa lạc tại xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO