Những lưu ý giúp ô tô an toàn 'sống sót' qua mùa mưa bão

Bảo Ngọc/THCL (T/h)| 18/08/2018 10:11

Giai đoạn này trong năm là giai đoạn cao điểm của mùa mưa lũ trong cả nước. Hiện tại, kết cấu đô thị đang gây nên ngập úng và nó luôn là mối lo lắng thường trực đối với các chủ phương tiện ô tô. Chính vì vậy dưới đây là những lưu ý giúp ô tô an toàn "sống sót" qua mùa mưa bão cho các bạn tham khảo.

Những lưu ý giúp ô tô an toàn 'sống sót' qua mùa mưa bão
 (Ảnh minh họa)

Đối với các phương tiện ô tô khi đi qua đoạn đường ngập nước, việc đầu tiên tài xế cần làm là xác định, đánh giá về mức độ ngập của đoạn đường đó. Nếu mực nước quá sâu thì tốt nhất nên dừng lại. Nhưng vì một số lí do nào đó bạn bắt buộc phải đi qua, tài xế nên tắt các phụ tải của xe như điều hòa, hệ thống giải trí để tăng khả năng vận hành của động cơ.

Khi vượt qua đoạn được cần cho xe đi với tốc độ chậm, đều ga. Với xe số tự động, tài xế nên chuyển chế độ S, ga từ từ và không nên thốc ga. Bởi khi đi đường đông, ngập nước, việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể sẽ tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích. Tuyệt đối là không dừng lại trong vùng ngập. Nếu bắt buộc phải dừng lại thì về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăn bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập. Nếu quan sát thấy mức nước cao hơn nửa bánh xe thì bạn không nên liều lĩnh chạy qua nó sẽ rất nguy hiểm cho cả tài xế và xe.

"Kẻ thù" số 1 với tài xế ô tô trong mùa mưa bão này chính là thủy kích. “Thủy kích” là hiện tượng kích động cơ chỉ về tình trạng ô tô chết máy do nước tràn vào qua đường hút gió. Thường thì những chiếc sedan hay hatchback cỡ nhỏ, có khung gầm xe thấp hay gặp hiện tượng thủy kích hơn các mẫu SUV/crossover gầm cao.

Khi nước tràn vào xe sẽ tạo nên một lực ép lớn, đối đầu với áp lực từ các piston đang từ dưới đẩy mạnh lên hỗn hợp khí nạp. Trong trường hợp này, nếu như tài xế vẫn cố khởi động xe ô tô vô tình khiến cho lượng nước tràn vào càng nhiều với lực càng mạnh làm cho các tay biên piston bị biến dạng, thậm chí là bị gãy, hỏng hóc. Khi tay biên piston gãy sẽ làm chất lượng hoạt động của xi lanh bị giảm sút và làm hỏng trục cơ, thủng vỡ lốc máy ô tô khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng. 
Bộ phận tiếp theo sau động cơ có thể bị ảnh hưởng là hệ thống điện. Khi bị ngâm nước hệ thống điện có thể bị chập cháy, gỉ sét các mối nối hay ảnh hưởng tới tín hiệu, các nút hay bộ điều khiển những trang bị như đèn, hệ thống giải trí, ghế chỉnh điện, loa… dẫn đến buộc phải thay thế hết các dây dẫn lẫn bộ phận quan trọng.

Các chi tiết mềm của xe như tấm lót, đệm ghế ngồi cũng là những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề, bởi nó hút và giữ nước rất mạnh. Để khắc phục phải tháo rời toàn bộ sấy khô thật kỹ, tuy nhiên độ bền sau đó sẽ không còn được như trước, chưa kể nếu ngâm nước quá lâu thường phải thay mới.

Ngoài những bộ phận kể trên, hệ thống khung sườn, hệ thống treo, truyền động hay cả túi khí của xe ngập nước cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Những tác động xấu do nước ngập thường sẽ ảnh hưởng từ từ tới các thành phần này gây mất ổn định, hỏng hóc nhanh hơn theo thời gian.

Những bài học sau đây sẽ giúp tài xế ô tô an toàn vượt qua mùa mưa bão:

Khi xe bị ngập nước, các chủ xe bình tĩnh và làm theo các bước sau: Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại. Kiểm tra lại dầu máy, nếu dầu máy chuyển màu nước gạo tức là nước đã vào động cơ. Lúc đó, bạn tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt.
Đừng nên tìm cách tự sửa nếu các bạn không có chuyên môn kỹ thuật, bạn nên tháo càng sớm càng tốt dây nối với bình ắc quy, gọi về hãng xe của bạn để tìm người tư vấn hoặc đơn giản hơn bạn gọi cứu hộ 116, thông báo rõ loại xe và tình trạng bị ngập để được tư vấn cách không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm thủy kích.
Ngoài ra, khi xe bị thủy kích, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Ngoài ra để giảm bớt chi phí sửa chữa khi xe bị hỏng do mưa bão thì cách phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất là sở hữu gói bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích. Nhờ đó, chủ xe sẽ được bồi thường cho những thiệt hại vật chất xảy ra trong những tai nạn bất ngờ như đâm, va, lật đổ, thủy kích, bị mất cắp, mất cướp…
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Những lưu ý giúp ô tô an toàn 'sống sót' qua mùa mưa bão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO