Như Quỳnh yêu cầu Trường Vũ nắm và hôn tay trên sân khấu
Linh Anh/KTĐT|09/03/2018 17:19
Tối 8/3, tại Nhà hát Hòa Bình đã diễn ra liveshow của ca sĩ Như Quỳnh. Đây cũng là lần đầu tiên giọng ca “Người tình mùa đông” thực hiện liveshow riêng tại TP Hồ Chí Minh.
Như Quỳnh xuất hiện mở màn trong trang phục rất trẻ trung để đem lại cảm giác vẹn nguyên như 24 năm trước chị hát ''Người tình mùa đông''.
Mặc dù 8 giờ tối liveshow mới khai màn song từ trước đó cả tiếng đồng hồ, rất đông khán giả đã đến chụp ảnh “check-in” và háo hức chờ đợi đến lúc được gặp gỡ với nữ ca sĩ mà mình yêu mến. Chủ nhân của đêm liveshow - ca sĩ Như Quỳnh cũng có mặt tại Nhà hát từ trưa, miệt mài cùng êkip rà soát lại một lần nữa mọi công đoạn chuẩn bị từ âm nhạc, trang phục đến đạo cụ cho trơn tru và nhuần nhuyễn.
Ngay khi xuất hiện trên sân khấu ở tiết mục mở đầu, Như Quỳnh đã làm cả khán phòng vỡ òa trong tiếng hò reo thích thú khi thể hiện ca khúc quen thuộc “đóng đinh” với tên tuổi của mình - “Người tình mùa đông”. Trong bộ trang phục chân duýp trắng, áo blazer đỏ và chiếc mũ nồi đen, Như Quỳnh đã đưa khán giả về với những năm đầu thâp niên 90, gợi lại trong nhiều người những kỷ niệm ngọt ngào của một thời tuổi trẻ.
Cùng chung niềm phấn khích ấy với khán giả, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên chia sẻ, đứng sau cánh gà xem Như Quỳnh biểu diễn, chị nhớ lại kỷ niệm năm 1994 khi lần đầu tiên làm MC giới thiệu Như Quỳnh tại một chương trình ở hải ngoại. Lần đó, Như Quỳnh cũng hát ca khúc này và diện bộ trang phục ấn tượng này. 24 năm sau, cảm xúc của Kỳ Duyên với “Người tình mùa đông” vẫn vẹn nguyên.
Đây là lần đầu tiên Như Quỳnh trở về Việt Nam và tổ chức liveshow tại TP Hồ Chí Minh.
Cũng trong đêm liveshow, Như Quỳnh đã có dịp hội ngộ với người em ca sĩ thân thiết Phi Nhung. Cả hai chọn mặc một mẫu áo dài và song ca cùng nhau trong ca khúc “Giấc mơ cánh cò”. Trước khi trình diễn tiết mục này, đứng phía sau cánh gà quan sát người chị của mình, Phi Nhung không giấu được sự hồi hộp và lo âu. Nữ ca sĩ nói vui: “Lần đầu tiên ‘bạn già’ về làm show, hát cho "bạn già" mà còn run hơn cả hát cho show của mình”. Đứng trên sân khấu chương trình, Như Quỳnh cũng thổ lộ, cô rất cảm kích trước tình cảm ưu ái mà Phi Nhung dành cho mình. Một trong những màn kết hợp ấn tượng khác của Như Quỳnh với ca sĩ khách mời là song ca với “ông hoàng nhạc sến” Ngọc Sơn. Lần đầu tiên hát chung với nhau trên sân khấu, cả hai khiến khán giả nổi da gà khi hòa giọng rất ngọt trong hai ca khúc “Con đường xưa em đi” và “Cho vừa lòng em”. Chất giọng ngọt ngào trầm ấm của Ngọc Sơn cùng giọng hát nhẹ nhàng, cao vút và đầy xúc cảm của Như Quỳnh đã tạo nên sự kết hợp thi vị và cũng đầy thú vị.
Màn ''tỏ tình'' dễ thương của Như Quỳnh và Trường Vũ.
Trong khi đó, hai người bạn khách mời khác là Trường Vũ và Mạnh Đình cũng cùng Như Quỳnh tạo nên những màn trình diễn rất “tình”. Trong khi Mạnh Đình một lần nữa “tố” Như Quỳnh từng khiến anh ấm ức vì ngày trước hát chung chỉ cho cầm vào… cái móng tay, thì Trường Vũ lại bị Như Quỳnh “chọc ghẹo” là “hát Liên khúc nghèo mà đeo hột xoàn từ đầu tới cổ” và “hát mà không bao giờ cần biết tâm trạng của người bạn diễn với mình ra sao”. Không dừng lại ở đó, Như Quỳnh còn tuyên bố: “Ngày hôm nay tại sân khấu Nhà hát Hòa Bình, Như Quỳnh đề nghị anh Trường Vũ phải nắm tay và hôn tay Như Quỳnh”. Không chút đắn đo, nam ca sĩ bình tĩnh đáp lời: “Hôn tay với nắm tay thì bình thường thôi. Nhưng mà hỏi thật, em có thương anh không” khiến Như Quỳnh phải chọc lại rằng: “Trông mặt anh dễ ghét vậy thì ai thương nổi”.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nhân dân ta trải qua hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai, giữ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng trên hết, chiến tranh chống ngoại bang xâm lược hung tàn, dai dẳng là thử thách lớn nhất đối với Tổ quốc, dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
“Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
Nhân dân ta trải qua hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai, giữ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng trên hết, chiến tranh chống ngoại bang xâm lược hung tàn, dai dẳng là thử thách lớn nhất đối với Tổ quốc, dân tộc.
Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, canh bún cua chất chứa hương vị của tuổi thơ, của một thời bao cấp với hình ảnh các bà, các mẹ với những đôi quang gánh cùng nồi bún, nồi nước dùng đi rao khắp các ngõ ngách, phố phường Thủ đô.
Văn phòng UBND Thành phố ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/6/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
Tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, diễn ra sáng 15/7, xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng; trong đó hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của thành phố.
Triển lãm “Nối” là sự kiện thường niên lần thứ 4 của CLB Họa sĩ màu nước Hà Nội, thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu, sáng tác nghiêm túc của các họa sĩ màu nước không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố. Các tác phẩm dù theo các đề tài khác nhau nhưng đều lấy nguồn cảm hứng mãnh liệt từ đời sống hàng ngày làm chất liệu sáng tác.
Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 do Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức, nhằm khẳng định giá trị lịch sử vĩ đại của sự kiện, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự kiện cũng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước theo định hướng Đại hội XIII.
Sáng 14/7, Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy cơ quan Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030.
Sáng 14/7, tại Hội trường UBND phường Phú Thượng, Chi bộ Quân sự phường đã trọng thể tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên Chi bộ Quân sự, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương.
Chào mừng ngày thành lập xã Đa Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2025 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tối 12/7, tại Nhà Văn hóa thôn Đức Hậu, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đa Phúc đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới”.
Ngày 12/7, phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn. Hoạt động này tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025); đặc biệt là đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.
Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới đang diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp) xem xét hai hồ sơ Di sản thế giới của Việt Nam gồm hồ sơ liên tỉnh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc và Hồ sơ đa quốc gia Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Việt Nam và Lào).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.