Nhớ sao thời đi học trường làng

Nguyễn Thanh Vũ| 31/08/2017 09:53

Đối với học sinh bây giờ, chuyện khai giảng năm học mới là điều hết sức bình thường, tâm trạng không có gì phải nôn nao, lo lắng. Nhưng đối với thời của chúng tôi, chuyện tựu trường là cả một vấn đề to lớn. Hẳn ai từng đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh cũng hiểu được nỗi niềm của học sinh thời trước. Cảm giác háo hức, nôn nao trông cho tới ngày vào lớp đến lạ kỳ!

Nhớ sao thời  đi học trường làng
Ảnh minh họa
Trước ngày nhập học một tháng, bọn trẻ con xóm tôi đã chuẩn bị dụng cụ học tập và một số đồ dùng liên quan. Ba mẹ chỉ mua cho vở đen (hồi đó vở trắng rất đắt tiền), bút mực, ngoài ra, những thứ còn lại chúng tôi phải tự làm lấy. Để bọc vở sách cho gọn gàng, chúng tôi đi xin các tờ báo cũ của người lớn và bọc lại. Nhãn được kẻ bút mực những hình ô-van nhỏ trên một tờ giấy trắng hiếm hoi, sau đó thì cắt ra và dán vào sách vở. Nguyên liệu để dán giấy không phải là những hộp keo nước, hồ khô… như bây giờ mà chính là bột mì tinh (bột năng) khuấy đều trên bếp, hoặc là cơm nóng. Những trang giấy đen còn dư lại của năm học trước, chúng tôi cắt ra và đóng thành một quyển tập mới dùng làm vở nháp.

Thời đó, chỉ có những gia đình khá giả mới mua tập trắng và sách giáo khoa mới cho con cái dùng. Còn nghèo như nhà tôi thì chỉ dùng sách cũ từ những anh chị lớp trước để lại hoặc đi xin của những nhà giàu trong xóm bỏ đi. Đó cũng là lý do vì sao tôi luôn sử dụng sách giáo khoa một cách kỹ càng, không bôi bẩn hay viết linh tinh vào đó để cho các bạn năm sau dùng tiếp.

Ngoài ra, màu dùng để học thủ công được trẻ con chúng tôi sáng kiến từ nhân của quả trâm bầu làm màu vàng, từ màu xanh lá dứa giã nhuyễn lấy nước, màu đỏ từ hoa mười giờ, màu xanh dương từ cây cỏ mực… Nếu muốn có một màu mới đẹp hơn, bắt mắt hơn thì chỉ việc trộn hai màu, hoặc ba màu lại với nhau. Tất cả được bơm vào các cây bút lông cũ, và đương nhiên là xin từ anh chị năm trước. Khi hết mực viết bài, chúng tôi thường hái các quả mồng tơi chín mọng cho vào mảnh vải mùng để vắt lấy nước làm mực tím…

Quần áo đi học của tôi ít được ba mẹ sắm sửa, chỉ trừ vào dịp tết. Thường những chiếc áo trắng tôi mặc phải rách nhiều chỗ thì mẹ mới may đồ mới, chứ nó ngả màu cháo lòng… đậm đặc vẫn phải mặc đến trường. Quần tây có tuổi thọ cao hơn áo, nên có khi ba năm, đũng quần mòn bóng loáng nhưng tôi vẫn còn mặc. Nhớ những lúc mưa bão tầm tã, hai chiếc quần tây sử dụng cho việc đi học, đi đám tiệc, đi chơi tết bị ướt nhẹp, buộc mẹ phải lấy bàn ủi than ủi gấp cho tôi kịp giờ đến lớp. Mãi cho tới khi tôi nhổ giò, mẹ mới sắm cho những chiếc quần khác. Thỉnh thoảng có những người quen làm trên Sài Gòn về, họ mang những bao đồ to tướng cho gia đình tôi. Lựa ra những chiếc áo, chiếc quần vừa với thân hình mình, tôi ướm thử rồi cười ngất ngư vì thích thú. Những bộ đồ cũ của người Sài thành còn mới hơn cả những bộ “đồ mới” của tôi đang mặc.

Trước khi khai giảng một ngày, ba dẫn tôi đi hớt tóc. Hồi đó cả xóm chỉ có được một hoặc hai ông thợ cạo (cách gọi người hớt tóc thời trước) nên lúc nào tiệm hớt tóc cũng đông khách, nhất là vào mùa tựu trường, ai cũng dẫn con em đến để “úp miểng vùa”. Tôi gọi như thế vì những đứa trẻ thời đó không có nhiểu kiểu tóc để lựa chọn, chỉ hớt ba vá miểng vùa, cạo trụi hoặc để xùm xụp (nghĩa là chưa hớt). Tất nhiên kiểu ba vá miểng vùa hợp thời trang với trẻ con lúc trước nên hay được ba mẹ chọn lựa.

Học trò chúng tôi đến trường trên con đường làng rợp bóng tre già và những cây bàng trải lá dài chằng chịt ngút mắt. Chúng tôi, đa phần đều đi chân trần chứ không mang dép hoặc nếu mang dép thì cũng được xâu kẽm hoặc vá chỉ vì nó quá cũ và rách nhiều nơi. Những chiếc cặp của chúng tôi là các bọc ni-lon, túi giấy cũ của ba mẹ đựng đồ thường ngày. Dù chật vật, thiếu thốn nhiều thứ nhưng chúng tôi vẫn hồn nhiên, vẫn say mê học tập mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì từ ba mẹ. Nếu sáng hôm đó mẹ có tiền, tôi được một gói xôi, ổ bánh mì, tô cháo lòng… hay đơn giản chỉ là củ khoai của bà bán gánh ngay đầu chợ xã. Còn nếu ba mẹ rỗng túi, tôi phải lục cơm nguội ăn với nước tương rồi nhanh chân chạy theo lũ bạn cho kịp giờ vào lớp.

Chúng tôi không đi đánh lẻ mà tụ nhóm độ mười đứa, vừa đi vừa trò chuyện, hát hò suốt hai cây số dài. Cũng vì nghêu ngao ca hát mà suốt một quãng đường dài, chúng tôi không cảm thấy mệt, cũng chẳng chùn chân. Nhiều đứa còn tranh thủ thời gian này để ôn lại bại thuộc lòng đã học tối qua, hoặc trao đổi với bạn bè một bài tập toán nào đó mà mình không hiểu…

Việc học ngày xưa khó khăn là thế! Còn trẻ con bây giờ thật sung sướng. Chuyện học tập của chúng quá tiện nghi, tất cả đều được ba mẹ lo chu toàn từ A đến Z. Ấy thế mà một số đứa trẻ lại biếng học, làm nũng, chẳng chịu đi học để vòi vĩnh thêm tiền quà từ ba mẹ. Có lẽ những đứa trẻ thời nay do được ăn sung mặc sướng, cung phụng vật chất quá nhiều nên chẳng biết quý trọng chuyện học hành như xưa, mà chỉ học cho có học! Bỗng dưng nghĩ đến mà thương những học trò thuở đó làm sao!  nĐối với học sinh bây giờ, chuyện khai giảng năm học mới là điều hết sức bình thường, tâm trạng không có gì phải nôn nao, lo lắng. Nhưng đối với thời của chúng tôi, chuyện tựu trường là cả một vấn đề to lớn. Hẳn ai từng đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh cũng hiểu được nỗi niềm của học sinh thời trước. Cảm giác háo hức, nôn nao trông cho tới ngày vào lớp đến lạ kỳ! 

Trước ngày nhập học một tháng, bọn trẻ con xóm tôi đã chuẩn bị dụng cụ học tập và một số đồ dùng liên quan. Ba mẹ chỉ mua cho vở đen (hồi đó vở trắng rất đắt tiền), bút mực, ngoài ra, những thứ còn lại chúng tôi phải tự làm lấy. Để bọc vở sách cho gọn gàng, chúng tôi đi xin các tờ báo cũ của người lớn và bọc lại. Nhãn được kẻ bút mực những hình ô-van nhỏ trên một tờ giấy trắng hiếm hoi, sau đó thì cắt ra và dán vào sách vở. Nguyên liệu để dán giấy không phải là những hộp keo nước, hồ khô… như bây giờ mà chính là bột mì tinh (bột năng) khuấy đều trên bếp, hoặc là cơm nóng. Những trang giấy đen còn dư lại của năm học trước, chúng tôi cắt ra và đóng thành một quyển tập mới dùng làm vở nháp.

Thời đó, chỉ có những gia đình khá giả mới mua tập trắng và sách giáo khoa mới cho con cái dùng. Còn nghèo như nhà tôi thì chỉ dùng sách cũ từ những anh chị lớp trước để lại hoặc đi xin của những nhà giàu trong xóm bỏ đi. Đó cũng là lý do vì sao tôi luôn sử dụng sách giáo khoa một cách kỹ càng, không bôi bẩn hay viết linh tinh vào đó để cho các bạn năm sau dùng tiếp. Ngoài ra, màu dùng để học thủ công được trẻ con chúng tôi sáng kiến từ nhân của quả trâm bầu làm màu vàng, từ màu xanh lá dứa giã nhuyễn lấy nước, màu đỏ từ hoa mười giờ, màu xanh dương từ cây cỏ mực…

Nếu muốn có một màu mới đẹp hơn, bắt mắt hơn thì chỉ việc trộn hai màu, hoặc ba màu lại với nhau. Tất cả được bơm vào các cây bút lông cũ, và đương nhiên là xin từ anh chị năm trước. Khi hết mực viết bài, chúng tôi thường hái các quả mồng tơi chín mọng cho vào mảnh vải mùng để vắt lấy nước làm mực tím…

Quần áo đi học của tôi ít được ba mẹ sắm sửa, chỉ trừ vào dịp tết. Thường những chiếc áo trắng tôi mặc phải rách nhiều chỗ thì mẹ mới may đồ mới, chứ nó ngả màu cháo lòng… đậm đặc vẫn phải mặc đến trường. Quần tây có tuổi thọ cao hơn áo, nên có khi ba năm, đũng quần mòn bóng loáng nhưng tôi vẫn còn mặc. Nhớ những lúc mưa bão tầm tã, hai chiếc quần tây sử dụng cho việc đi học, đi đám tiệc, đi chơi tết bị ướt nhẹp, buộc mẹ phải lấy bàn ủi than ủi gấp cho tôi kịp giờ đến lớp. Mãi cho tới khi tôi nhổ giò, mẹ mới sắm cho những chiếc quần khác. Thỉnh thoảng có những người quen làm trên Sài Gòn về, họ mang những bao đồ to tướng cho gia đình tôi. Lựa ra những chiếc áo, chiếc quần vừa với thân hình mình, tôi ướm thử rồi cười ngất ngư vì thích thú. Những bộ đồ cũ của người Sài thành còn mới hơn cả những bộ “đồ mới” của tôi đang mặc.

Trước khi khai giảng một ngày, ba dẫn tôi đi hớt tóc. Hồi đó cả xóm chỉ có được một hoặc hai ông thợ cạo (cách gọi người hớt tóc thời trước) nên lúc nào tiệm hớt tóc cũng đông khách, nhất là vào mùa tựu trường, ai cũng dẫn con em đến để “úp miểng vùa”. Tôi gọi như thế vì những đứa trẻ thời đó không có nhiểu kiểu tóc để lựa chọn, chỉ hớt ba vá miểng vùa, cạo trụi hoặc để xùm xụp (nghĩa là chưa hớt). Tất nhiên kiểu ba vá miểng vùa hợp thời trang với trẻ con lúc trước nên hay được ba mẹ chọn lựa.

Học trò chúng tôi đến trường trên con đường làng rợp bóng tre già và những cây bàng trải lá dài chằng chịt ngút mắt. Chúng tôi, đa phần đều đi chân trần chứ không mang dép hoặc nếu mang dép thì cũng được xâu kẽm hoặc vá chỉ vì nó quá cũ và rách nhiều nơi. Những chiếc cặp của chúng tôi là các bọc ni-lon, túi giấy cũ của ba mẹ đựng đồ thường ngày. Dù chật vật, thiếu thốn nhiều thứ nhưng chúng tôi vẫn hồn nhiên, vẫn say mê học tập mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì từ ba mẹ. Nếu sáng hôm đó mẹ có tiền, tôi được một gói xôi, ổ bánh mì, tô cháo lòng… hay đơn giản chỉ là củ khoai của bà bán gánh ngay đầu chợ xã. Còn nếu ba mẹ rỗng túi, tôi phải lục cơm nguội ăn với nước tương rồi nhanh chân chạy theo lũ bạn cho kịp giờ vào lớp. Chúng tôi không đi đánh lẻ mà tụ nhóm độ mười đứa, vừa đi vừa trò chuyện, hát hò suốt hai cây số dài. Cũng vì nghêu ngao ca hát mà suốt một quãng đường dài, chúng tôi không cảm thấy mệt, cũng chẳng chùn chân. Nhiều đứa còn tranh thủ thời gian này để ôn lại bại thuộc lòng đã học tối qua, hoặc trao đổi với bạn bè một bài tập toán nào đó mà mình không hiểu…

Việc học ngày xưa khó khăn là thế! Còn trẻ con bây giờ thật sung sướng. Chuyện học tập của chúng quá tiện nghi, tất cả đều được ba mẹ lo chu toàn từ A đến Z. Ấy thế mà một số đứa trẻ lại biếng học, làm nũng, chẳng chịu đi học để vòi vĩnh thêm tiền quà từ ba mẹ. Có lẽ những đứa trẻ thời nay do được ăn sung mặc sướng, cung phụng vật chất quá nhiều nên chẳng biết quý trọng chuyện học hành như xưa, mà chỉ học cho có học! Bỗng dưng nghĩ đến mà thương những học trò thuở đó làm sao!  
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Nhớ sao thời đi học trường làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO