Nhớ bát cơm nguội chan nước phở

Hanoimoi| 11/09/2022 08:00

Trong ký ức của thằng bé chín tuổi là tôi khi ấy thì đó là bát cơm ngon nhất trần đời. Số là hôm đó chị gái tôi bị sốt.

Cả ngày chị chỉ nằm trên giường, người nóng hầm hập, đưa thứ gì ăn đều lắc đầu kêu đắng miệng. Mẹ tôi rửa sạch sẽ nắm lá nhọ nồi mua ở chợ Châu Long rồi bảo tôi cho vào cối giã, sau đó mẹ gói nắm lá đã giã nát vào miếng vải xô rồi đắp lên trán chị. Thật diệu kỳ, chừng nửa giờ sau mặt chị tôi bớt đỏ hẳn, sờ trán thấy man mát, hơi thở đều đều. Chị được đỡ ngồi dậy, bấy giờ mới kêu đói và khát nước...
Nhớ bát cơm nguội chan nước phở
Một hàng phở xưa ở Hà Nội.

Theo “lệnh” của mẹ, tôi treo chiếc cặp lồng vào ghi đông xe đạp rồi hối hả phóng ra cuối phố Hàng Than, chỗ trông sang bốt Hàng Đậu. Ở góc phố đó, cứ tầm trưa là bà Tâm gánh gánh phở đến ngồi ở đó. Gánh phở bà Tâm hay lắm, một bên là chiếc chạn nhỏ bằng gỗ, nhỏ nhưng có những ba tầng.

Tầng trên cùng đựng bánh phở đã thái sẵn, một con gà đã luộc chín béo vàng ngậy, mới chỉ nhìn thấy thôi mà nước miếng trong mồm tôi đã ứa ra. Tiếp đó là các thứ gia giảm như hành lá rửa sạch bó thành túm, mắm muối... Tầng thứ hai là chỗ bà Tâm để những chiếc bát úp khô cùng thìa đũa cắm trong ống tre. Còn tầng cuối là dao là thớt cùng những đồ lặt vặt khác. Đầu bên kia quang gánh là nồi nước phở đặt trong chiếc thúng được lót bằng bao tải gai để giữ nhiệt. Phở gánh bà Tâm giá hai hào một bát.

Bà Tâm nhoẻn cười khi thấy tôi phanh khựng xe đạp, làm chiếc cặp lồng va vào cổ phốt lạch cạch. Bà đon đả hỏi: “Mua cho người ốm hả?”. Tôi ngỡ ngàng hỏi lại: “Sao bác biết cháu đi mua phở cho chị cháu bị sốt?”. Bà Tâm vẫn đều tay thái thịt gà: “Bác bán phở có kinh nghiệm rồi. Người đói thì ngồi ăn tại chỗ. Mua về thì chắc là ở nhà có người ốm”. Miệng nói, tay bà với lấy túm hành đang treo toòng teng trên đầu quang gánh rồi tay kia đưa dao cắt xoẹt một cái, tức thì mấy cây hành lá đã nằm gọn gàng trên chiếc thớt gỗ nhỏ. Tiếng thái hành nghe gời gợi, mùi hành hăng hăng xộc lên làm tôi hắt hơi mấy cái liền.

Bà Tâm với tay lấy chiếc bát con gà (gọi như vậy là vì thân bát vẽ hình con gà trống men màu xanh, cũng có người gọi là bát chiết yêu vì miệng bát rộng, thân bát vuốt nhỏ về đáy). Tôi thấy vậy vội nhắc: “Cháu mua về cho chị cháu bị sốt cơ mà”.

Bà Tâm ngẩng lên, chậc chậc lưỡi kiểu như biết mình vừa làm nhỡ điều gì rồi mắng át: “Tại mày không chịu đưa cho bác chiếc cặp lồng”. Tôi bấy giờ mới ớ ra, vội vã đưa cặp lồng cho bà, không quên nói thêm: “Mẹ cháu dặn cháu nói với bác nhớ cho thêm tí nước ạ”.

Bà Tâm cười tủm tỉm rồi nhấc he hé vung nồi nước phở ra. Hơi nước bốc lên lan tỏa mùi thơm quyến rũ. Bà thoăn thoắt thao tác, loáng cái đã đưa chiếc cặp lồng phở cho tôi: “Đậy cái nắp cặp lồng lại rồi đạp ù mang về nhà cho nóng. Người ốm ăn nóng mới ra mồ hôi. Ra được mồ hôi là nhanh khỏe…”.

Nhớ bát cơm nguội chan nước phở
Cơm chan nước phở, món ăn gắn bó với nhiều người Hà Nội thời bao cấp.

Tôi đứng bên cạnh giường len lén nhìn mẹ san phở từ cặp lồng vào bát ô tô. Mẹ đưa cho chị: “Con chịu khó ăn nóng nhé. Ăn nóng mới ra được mồ hôi”. Rồi mẹ ngẩng lên nhìn tôi lúc ấy đang đứng ngẩn mặt thòm thèm, bảo: “Nhà còn cơm nguội đấy. Con xới một bát mang ra đây cho mẹ”. Chưa hiểu ý mẹ muốn gì nhưng tôi cũng vội vàng đi xới bát cơm nguội. Mẹ tôi nói: “Đưa bát cơm cho mẹ nào”. Tôi vội vàng làm theo. Mẹ hơi nghiêng chiếc cặp lồng, cẩn thận rót nước phở còn lại vào bát cơm. Mẹ bảo: “Con không ốm thì ăn cơm chan nhé”. Chị tôi thấy vậy giơ đũa lên vời vời tôi lại gần, gắp cho tôi mấy miếng thịt gà rồi cười khích lệ: “Ăn đi em”.

Tôi bưng bát cơm chan nước phở nóng lên. Mới đưa gần tới miệng đã thấy thơm ngon vô cùng. Thế là tôi xúc từng thìa đầy cơm cho vào miệng. Chao ôi, cơm nguội mọi khi tôi chẳng chịu ăn vì chê cứng, không ngon, vậy mà bây giờ ngon không thể tả. Nước phở nóng khiến tôi phải vừa ngậm thìa cơm vừa phùng má thổi hơi cho nguội. Lúc ấy tôi mới hiểu vì sao mẹ tôi dặn xin thêm nước phở. Loáng một cái bát cơm nguội đã hết vèo. Tôi lí nhí hỏi: “Mẹ ơi! Nước phở còn không?”. Mẹ cười, mắng yêu: “Ngon lắm phải không?”…

Rất nhiều năm đã trôi qua. Phở bây giờ không còn là món ăn “chỉ dành cho người ốm”. Mẹ tôi mất cũng đã lâu nhưng những lần con cháu tụ tập, bày trò ăn uống thì thể nào chị tôi cũng làm món phở gà. Khi mọi công đoạn chuẩn bị hoàn tất, chị đặt lên ban thờ cúng cha mẹ và không quên nhắc tôi: “Nhà cậu có còn cơm nguội không đấy?”. Có lẽ chị cũng như tôi, chẳng bao giờ quên được hương vị bát cơm nguội chan nước phở nóng, ngon đến không gì ngon hơn!

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nhớ bát cơm nguội chan nước phở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO