Nhìn từ vụ kiện bài thơ “Gánh mẹ”

kinhtedothi| 13/06/2022 08:02

Sau hơn 3 năm đằng đẵng theo kiện, vừa qua vụ kiện bản quyền bài thơ “Gánh mẹ” đã được tòa án phán quyết, giải quyết nỗi ấm ức trong lòng nhà thơ Trương Nhật Minh bấy lâu nay.

Vụ tranh chấp bản quyền bài thơ “Gánh mẹ” diễn ra từ năm 2019 khi ông Trương Minh Nhật khẳng định ca khúc “Gánh mẹ” có phần lời là bài thơ cùng tên của ông, bị sử dụng không xin phép. Đặc biệt, ca khúc này còn được sử dụng làm bài hát trong phim “Lật mặt 4”.
Ông Trương Minh Nhật (áo xanh) và luật sư tại phiên tòa.
Ông Trương Minh Nhật (áo xanh) và luật sư tại phiên tòa.

Tuy nhiên phía ca sĩ Quách Beem lại khẳng định bài hát này do anh sáng tác năm 2013 được Cục Bản quyền tác giả cấp chứng nhận bản quyền vào năm 2014. Hai bên đưa nhau ra tòa, tháng 12/2019, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh thụ lý vụ việc.

Sau rất nhiều lần xét xử, vào tháng 4/2022, HĐXX đã tuyên công nhận ông Trương Minh Nhật là tác giả bài thơ “Gánh mẹ”.

Theo tòa, căn cứ tài liệu các bên cung cấp đủ cơ sở kết luận nguyên đơn là chủ sở hữu phần lời ca khúc “Gánh mẹ”. Do không có tranh chấp nên HĐXX không xem xét phần nốt nhạc cùng những phần khác trong bản nhạc. Bản án buộc nhạc sĩ Quách Beem tạm ngưng khai thác bài thơ “Gánh mẹ”; khắc phục thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký bản quyền.

Phải nói là việc trả lại bài thơ “Gánh mẹ” về với chính chủ đã đi một chặng đường dài và nhiều gian truân. Trước đó, khi tác phẩm được phổ biến và trở nên nổi tiếng, một tài khoản Facebook có tên là Trương Minh Nhật lên tiếng khẳng định bài thơ “Gánh mẹ” do người này sáng tác bị nhạc sĩ Quách Beem (tên thật là Đoàn Đông Đức) "đạo" để viết thành ca khúc cùng tên.

Ông Nhật đưa ra bằng chứng, bài thơ “Gánh mẹ” từng được ông sáng tác vào tháng 7/2014 và chia sẻ công khai trên mạng xã hội để bạn bè cùng đọc.
Nhạc sĩ Quách Beem thì khẳng định: "Tôi ca nhạc sĩ Quách Beem - tác giả của bài hát “Gánh mẹ” và có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về bản quyền. Bài hát “Gánh mẹ” được tôi sáng tác, ký âm ngày 25/10/2013 và được Cục Bản quyền tác giả của Bộ VHTT&DL cấp phép vào tháng 11/2024".

Vụ tranh chấp trở nên lùm xùm suốt một thời gian dài, nhiều tranh cãi “tay đôi” của hai bên đã diễn ra trên mạng xã hội. Cả ông Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem đều khẳng định họ mới chính là tác giả duy nhất của “Gánh mẹ”.

Điểm yếu của nhà thơ Trương Minh Nhật là ông không đăng ký bản quyền tác phẩm, vì bấy lâu nay nhà thơ sáng tác có mấy ai đăng ký bản quyền. Trong khi đó nhạc sĩ Quách Beem lại có đủ thế mạnh về chiếc giấy bản quyền bài hát. Một cuộc phân tích ngữ nghĩa ca từ, thể thơ đã được đưa ra cũng chỉ để tìm tác giả cho bài thơ đó. Rất may sau 3 năm mòn mỏi theo kiện, ông Trương Minh Nhật cũng đã khẳng định được chủ quyền tác giả cho bài thơ của mình.

Không nặng nề đòi quyền lợi vật chất sau vụ kiện, điều nhà thơ Trương Minh Nhật bằng lòng với sự thật được chứng minh, bài thơ được trả về với chính chủ. Thắng lợi của vụ kiện cũng là niềm vui của giới văn chương, cũng là bài học để cho các tác giả sáng tạo cần chú ý hơn việc đăng ký bản quyền sáng tác, để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ.

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
Nhìn từ vụ kiện bài thơ “Gánh mẹ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO