Nhìn từ đại dịch Covid-19: Vành đai 4 là lối thoát chiến lược cho Vùng Thủ đô

KTĐT| 07/08/2021 14:44

Những ngày qua, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tối đa lưu lượng phương tiện vào trung tâm cũng như quá cảnh thành phố, các cửa ngõ Thủ đô chịu áp lực ùn tắc rất lớn, ảnh hưởng tiêu cực lan sang cả địa phương khác.

Theo thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành, nếu có con đường chiến lược Vành đai 4, Hà Nội sẽ không còn là “điểm nghẽn” trong những tình huống khẩn cấp tương tự.

Vành đai 3 quá tải
Thạc sĩ Phan Trường Thành đánh giá, trong những năm qua, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của Vùng Thủ đô, phục vụ nhu cầu thông thương cả nội vùng và liên vùng, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó phải kể đến 7 tuyến cao tốc bao gồm: Hà Nội - Lào Cai; Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đại Lộ Thăng Long; Nội Bài - Bắc Ninh.
7 tuyến cao tốc này tạo nên 4 hành lang kinh tế rất quan trọng khu vực phía Bắc là: Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Hà Nội nói riêng và Vùng Thủ đô cũng như khu vực Bắc Bộ nói chung.
Thực tế cho thấy, trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội, hạn chế giao thông ngay từ các cửa ngõ, tình trạng ùn ứ diễn ra rất phức tạp. Việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ cả 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc thông qua Hà Nội gặp vô vàn khó khăn, ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng sản xuất cũng như nhu cầu đi lại của Nhân dân nhiều tỉnh, thành.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là cả 7 tuyến cao tốc kết nối 4 hành lang kinh tế Bắc Bộ đều lấy Thủ đô làm tâm, hướng tâm vào Vành đai 3 Hà Nội. Hiện nay, gần như toàn bộ vai trò của một tuyến đường vành đai phân bổ theo các hướng cho Vùng Thủ đô đều đang đổ dồn lên Vành đai 3.
Nhu cầu vận tải liên tỉnh từ các tỉnh phía Nam đi phía Bắc, phía Tây và ngược lại, quá cảnh Hà Nội chủ yếu thông qua Vành đai 3. Mà tuyến đường này đã thực sự quá tải với mật độ lưu lượng giao thông rất lớn, cao gấp khoảng 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn. Khi các cửa ngõ, đầu mối giao thông dọc Vành đai 3 bị chốt cứng, giao thông bế tắc, người dân, DN đều vô cùng chật vật.
Vành đai 4 - con đường chiến lược
Theo quy hoạch, Vùng Thủ đô và Hà Nội còn có một số tuyến đường chiến lược nữa, nhưng quan trọng nhất là Vành đai 4, tuyến kết nối với tất cả 7 cao tốc hướng tâm trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và vùng Thủ đô nói chung; phân bổ lưu lượng giao thông cho các trục cao tốc, và hình thành liên kết chặt chẽ giữa 4 hành lang kinh tế quan trọng phía Bắc.
Theo quy hoạch hướng tuyến, Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội dài khoảng 56,5km. Điểm đầu tại Km3 + 695 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đi theo hướng Tây - Nam, giao QL2; tiếp tục qua Khu đô thị mới Mê Linh, vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà; giao với QL32, cắt qua Đại lộ Thăng Long tại Km12 + 600; giao QL6, đi theo hướng Đông - Nam; giao QL1A và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở; kéo dài đến QL5. Theo phương án cao tốc đi bằng cần nguồn vốn khoảng 105.000 tỷ đồng; theo phương án cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến khoảng 135.000 tỷ đồng (đã bao gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng). Trong đó, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khoảng 25.000 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, khi Vành đai 4 được đầu tư, hoàn thành, đưa vào khai thác, tình trạng dồn ứ giao thông cục bộ tại một số chốt kiểm soát cửa ngõ Thủ đô, cũng như nhu cầu vận tải trên cả 4 hành lang kinh tế khu vực phía Bắc quá cảnh Hà Nội sẽ được giải quyết triệt để.
Ví dụ như hàng hóa, hành khách từ Lào Cai đi Quảng Ninh, Hải Phòng hay Bắc Giang, Thái Nguyên; Nghệ An, Hà Tĩnh... sẽ không còn phải xuyên tâm qua Hà Nội nữa, dù Thủ đô có phong tỏa các cửa ngõ, Vành đai 3 có tê liệt cũng không tạo nên ảnh hưởng xấu với những luồng lưu thông liên tỉnh, liên vùng vì đã có Vành đai 4 đảm nhận.
"Càng trong các tình huống khẩn cấp, vai trò chức năng của tuyến đường Vành đai 4 càng được thể hiện một cách rõ rệt, vì nó sẽ giúp vận tải liên tỉnh quá cảnh Hà Nội mà không phải đi vào khu vực đô thị trung tâm, tránh các cửa ngõ bị phong tỏa. Như vậy, vừa có thể giúp Hà Nội đảm bảo an toàn, giãn cách xã hội, vừa không gây đình trệ chuỗi cung ứng thông qua loại hình vận tải đường bộ vốn là chủ đạo trong hệ thống giao thông hiện nay" - thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành nhấn mạnh.
Vành đai 4 chính là lối thoát chiến lược trong những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là huyết mạch quan trọng tăng cường giao thương kết nối của cả vùng Bắc Bộ. Càng sớm đầu tư xây dựng, hiệu quả của Vành đai 4 đối với Hà Nội và Vùng Thủ đô cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ càng cao. Nhìn từ đại dịch Covid-19 có thể thấy, dự án này là vô cùng cấp bách, cần sự chung tay quyết liệt của Hà Nội cũng như các địa phương liên quan, sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư.

"Việc triển khai đầu tư tuyến Vành đai 4 rất quan trọng, bởi nó sẽ kết nối nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị 5 tỉnh, thanh phố của vùng Thủ đô. Nếu làm sớm vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, vừa phát huy tác dụng nhanh chóng với kinh tế - xã hội." - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc đầu tư xây dựng Vành đai 4 có thể giúp phân luồng giao thông từ xa theo các hướng để phương tiện giao thông liên tỉnh không phải đi xuyên tâm, giảm lưu lượng qua khu vực đô thị trung tâm của Thủ đô, giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Vành đai 3 hiện tại. Đặc biệt, tuyến đường sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh trong khu vực Vùng Thủ đô, từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông các địa phương trong vùng.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nhìn từ đại dịch Covid-19: Vành đai 4 là lối thoát chiến lược cho Vùng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO