Đời sống văn hóa

Nhiều hoạt động đặc sắc kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

Duy Minh 10:16 17/07/2024

Cột mốc 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999 - 04/12/2024) là dịp để nhìn nhận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.

untitled-12.jpg
Nhiều hoạt động đặc sắc kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm và nhiều thời điểm trong năm, trong đó tập trung chủ yếu ở khu phố cổ từ ngày 23/11 đến ngày 04/12/2024.

Hoạt động kỷ niệm nhằm đánh giá toàn diện kết quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới; ghi nhận nỗ lực bảo tồn di sản của hệ thống chính trị và nhân dân cùng sự hỗ trợ của bạn bè trong nước và quốc tế; tôn vinh, động viên các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân chung tay gìn giữ di sản văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng các giá trị di sản văn hóa.

Có 4 nhóm nội dung gồm công tác thông tin, tuyên truyền; tọa đàm, xuất bản, trưng bày; hoạt động văn hóa, thể thao và hoạt động khác với 14 hoạt động xoay quanh chủ điểm “Di sản văn hóa trong tim và trong tay chúng ta.”.

Cụ thể gồm: Diễu hành chào mừng 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới diễn ra vào ngày 4/12 với đoàn diễu hành trên các phương tiện xe đạp, xích lô, xe điện… trên các trục đường trong khu phố cổ và trên địa bàn thành phố.

Tọa đàm "Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An" nhận diện và làm rõ hơn những giá trị về các bút tích, đóng góp của Đặng Huy Trứ đối với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, qua đó góp phần bổ sung tư liệu về Đặng Huy Trứ và tư liệu liên quan đến di tích ở Hội An.

Tọa đàm về chủ đề "Những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An" vào ngày 3/12, trao đổi, thông tin về những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An thời gian qua.

Trưng bày chủ đề "Hội An qua góc nhìn mắt cửa" diễn ra vào tháng 11/2024, giới thiệu hình ảnh Hội An qua góc nhìn mắt cửa qua trưng bày bộ sưu tập 15 cặp mắt cửa về di tích trong khu phố cổ của Họa sĩ Bảo Ly.

Trưng bày ảnh "Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy" diễn ra đầu tháng 12/2024. Hội thi "Chúng em với di sản"; Giải việt dã "Vì di sản văn hóa thế giới - Hội An 2024"; Khai trương Bảo tàng Thổ sản…

Đây là dịp đánh giá kết quả quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - lịch sử tại Hội An, đồng thời ghi nhận những nỗ lực bảo tồn di sản của hệ thống chính trị và nhân dân cùng sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản Văn hóa thế giới Hội An.

Các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Văn hóa thế giới sẽ diễn ra tập trung chủ yếu ở khu phố cổ từ ngày 23/11 đến ngày 4/12/2024. Đặc biệt, vào ngày 4/12, Hội An sẽ miễn phí vé tham quan./.

Bài liên quan
  • Lan tỏa phong trào đọc sách từ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc
    Với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” cuộc thi thu hút đông đảo học sinh các cấp học trên địa bàn huyện Thường Tín tham gia, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong các trường học và cộng đồng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Prudential được tôn vinh về chiến lược phát triển nhân sự toàn diện
    Trong tháng 10 năm 2024, Prudential Việt Nam đã xuất sắc giành Giải thưởng HR Excellence Award 2024 tại Singapore trong hạng mục Learning and Development (tạm dịch: Đào Tạo và Phát Triển).
  • Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11
    Ngày 28/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn thành phố sẽ được khôi phục từ ngày 1/11.
Đừng bỏ lỡ
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nhiều hoạt động đặc sắc kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO