Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Lễ hội khai Ấn Đền Trần Nam Định 2024

Đ. Thế - T. Trang 08:45 27/01/2024

Lễ hội khai Ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024 tại Nam Định sẽ diễn ra từ ngày 20- 25/2/2024 với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Ngày 26/1, UBND thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) họp báo thông tin về Lễ hội khai Ấn Đền Trần đầu xuân Giáp Thìn 2024.

b0da099aa78e0dd0549f.jpg
Họp báo về công tác tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, Xuân Giáp Thìn 2024.

Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp cho biết, Lễ hội khai Ấn Đền Trần năm 2024 sẽ lần đầu tổ chức hàng loạt hoạt động tại Quảng trường Đông A, công trình đã được thi công sắp hoàn thiện trong Dự án Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử-văn hóa thời Trần.

c45421af8cbb26e57faa.jpg
Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp thông tin về Lễ hội.

Trong lễ hội Khai Ấn đền Trần Xuân năm nay, Ban tổ chức lễ hội dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, hấp dẫn như: biểu diễn trống hội cà rùng; chơi cờ bỏi; tổ tôm điếm; múa lân - sư - rồng; thả diều sáo; hát chèo; hát văn; hát xẩm; múa rối nước...

Bên cạnh đó, Quảng trường Đông A cũng là nơi giới thiệu các sản phẩm OCOP Nam Định; tổ chức triển lãm "Hành cung Thiên trường - Dấu ấn vàng son", triển lãm "Ảnh đẹp du lịch Nam Định"...

Địa điểm tổ chức các hoạt động tập trung tại khu vực sân quảng trường Đông A thuộc khu trung tâm lễ hội Đền Trần, dự kiến sẽ thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự; qua đó góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn truyền thống của lễ hội Khai Ấn Đền Trần đầu Xuân, đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng tâm linh qua các sản phẩm du lịch đặc thù của quê hương, ông Nguyễn Đức Bình nói.

Lễ hội khai Ấn Đền Trần năm 2024 với nhiều hoạt động nghi lễ đặc sắc như Lễ rước kiệu Ngọc Lộ vào ngày 11 tháng Giêng (20/2); Lễ rước Nước, tế Cá ngày 12 tháng Giêng (21/2). Từ ngày 14 tháng Giêng (23/2), du khách thập phương và nhân dân vào lễ đầu năm tại đền Trần. Từ 21h - 21h30, du khách và người dân không có nhiệm vụ sẽ di chuyển ra bên ngoài khuôn viên đền Trần để Ban tổ chức làm công tác chuẩn bị nghi lễ dâng hương, rước kiệu Ấn và khai Ấn. Từ 22h15 – 22h40, UBND TP Nam Định sẽ chủ trì các hoạt động dâng hương tại Đền Thiên Trường. Từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu Ấn, từ 23h15 thực hiện nghi lễ Khai Ấn.

Trong thời gian làm lễ khai Ấn, Ban tổ chức đóng cửa Đền Thiên Trường để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ truyền thống. Từ 5h ngày 15 tháng Giêng (24/2) tổ chức phát Ấn cho người đi lễ hội tại 3 địa điểm: Nhà Giải vũ, Nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa. Ngày 16 tháng Giêng (25/2) tổ chức tế, lễ Tết Thượng nguyên tại Đền Cố Trạch và làm lễ dâng Chúc văn hoàn cung.

8ac7873d2a298077d938.jpg
Bà Nguyễn Thị Như - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nam Định thông tin tại họp báo.

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Như - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nam Định, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội khai Ấn Đền Trần cho biết, ban tổ chức đã thành lập hai đoàn kiểm tra liên ngành đi giám sát các hộ kinh doanh trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, nếu phát hiện có tình trạng tiêu cực như trên sẽ vào cuộc xử lý ngay. Điển hình như mùa lễ hội năm trước (2023), đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và xử lý 2 trường hợp vi phạm.

Ngay sau khi phát hiện, đoàn kiểm tra đã làm rõ hành vi sai phạm và nhận thấy mức xử lý chưa đến mức bị xử lý hành chính, đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, đồng thời yêu cầu cá nhân này cam kết không để xảy ra những vi phạm tương tự.

Để tổ chức tốt nội dung chương trình lễ hội khai Ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành liên quan của tỉnh phối hợp với UBND thành phố Nam Định triển khai thực hiện.

UBND thành phố Nam Định đã thành lập Ban tổ chức lễ hội phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường: Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất. Ban quản lý khu di tích có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với 3 phường và các ngành liên quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị, quản lý và tổ chức lễ hội; sắp xếp ổn định các ki-ốt; không để người hành khất, hát rong, người bán hàng trái phép vào khu vực lễ hội và khu vực trước cổng đền.

a25e08a5a5b10fef56a0.jpg
Thượng tá Đào Ngọc Dương – Phó trưởng Công an thành phố Nam Định thông tin về công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ hội.

Thượng tá Đào Ngọc Dương – Phó trưởng Công an thành phố Nam Định cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn cho lễ hội tập trung đông người này, năm nay chính quyền tỉnh Nam Định huy động khoảng 2.000 cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng bảo vệ tổ dân phố đảm bảo công tác an ninh trong đêm Khai ấn, an toàn cho người dân và du khách trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ khai Ấn tổ chức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần - “Tích Phúc Vô Cương”, mọi người bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt. Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị văn hoá tâm linh truyền thống mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội rét đậm rét hại, mưa nhỏ vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày và đêm 15/12, Hà Nội và Bắc Bộ trời rét đậm, có mưa vài nơi; Thanh Hóa và Nghệ An trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực Nam Trung Bộ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Lễ hội khai Ấn Đền Trần Nam Định 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO