Lễ hội đền Trần: Khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần

Kim Ngân| 09/01/2023 17:26

Từ ngày 03/02 đến ngày 07/02, tại Khu di tích lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 170 về tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2023.

Năm nay, Lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh nhưng về cơ bản, địa phương sẽ giữ nguyên các nghi lễ truyền thống. Lễ hội đền Trần nhằm khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình, đồng thời,  tri ân công lao của các tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Phần lễ diễn ra với các các hoạt động: Lễ dâng hương tại lăng mộ các vua Trần; tế mở cửa đền; lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần; lễ rước thủy và rước bộ; lễ bái yết; trình diễn thư pháp hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông... Lễ khai mạc dự kiến vào 20 giờ đến 21 giờ 40 phút ngày 03/02/2023, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình và tiếp sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, với màn trống hội, múa rồng, lân, bắn pháo hoa tầm thấp hoặc pháo hoa xoay, chương trình nghệ thuật "Hào khí Đông A"...

Phần hội diễn ra với các nội dung: Thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà, Ngày Thơ Việt Nam... 

Năm 2023, Lễ hội đền Trần tổ chức khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Đồng thời, Lễ hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu Xuân mới, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX.

Thông qua các hoạt động lễ hội, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch địa phương.

Trước đó, từ năm 2014, Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng năm 2014, Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà) được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt...

Bài liên quan
  • An ninh được thắt chặt tại Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023
    Ngày 5/1, tại cuộc họp báo về công tác tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2023, bà Nguyễn Thị Như, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, Trưởng BTC Lễ hội đã thông báo kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự cho Lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Trần: Khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO