Kiến trúc - Quy hoạch

Nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển trong năm 2024

Thu Trang 13/02/2024 10:58

Thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu tích cực trở lại từ quý III/2023, ngày càng nhiều dự án nhà ở xã hội được thực hiện,... đây là những yếu tố có thể giúp thị trường hồi phục trong năm Giáp Thìn 2024.

bds.jpeg
Thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu tích cực trở lại từ quý III/2023. (Ảnh: MSO)

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2023 chỉ đạt hơn 4.700 doanh nghiệp, giảm 45% so với năm ngoái. Ngược lại, số lượng doanh nghiệp giải thể là 1.286 doanh nghiệp, tăng 7,7%, số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 3.700 doanh nghiệp, tăng 47,4% so với năm 2022.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó buộc phải cắt giảm nhân sự, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và ngay cả những “ông lớn” cũng gặp phải vô vàn khó khăn.

Tuy nhiên, bất động sản Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu tích cực, có thể trở thành bệ phóng cho thị trường bứt phá trong năm mới - năm Giáp Thìn 2024.

Thứ nhất, vừa qua, Quốc hội đã thông qua 3 luật quan trọng có tác động trực tiếp tới thị trường, đó là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai. Những quy định mới có thể giúp tháo gỡ các khó khăn mà thị trường bất động sản đang vướng phải.

Thứ hai, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc mạnh mẽ trong năm vừa qua, nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đơn cử, Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419/712 dự án vướng mắc, tương đương 60% so với số lượng dự án ban đầu.

Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường bất động sản. Theo đó, ngành kinh doanh bất động sản trong năm 2023 đã thu hút được 4,67 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký nước ngoài (FDI). Bất động sản cũng là ngành thu hút FDI đứng thứ 2 trong 21 ngành kinh tế quốc dân.

Thứ tư, ngày càng có nhiều dự án nhà ở xã hội được phê duyệt, giải quyết “cơn khát” về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp. Riêng trong năm 2023, cả nước đã hoàn thành 28 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 13.800 căn.

Đồng thời, trong năm 2023 có 16 dự án mới được cấp phép và khởi công xây dựng với quy mô gần 22.400 căn.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu tích cực trở lại từ quý III/2023. Trong đó, nguồn cung bất động sản trong quý III tăng trưởng rõ rệt so với quý trước.

Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý III tăng hơn 3 lần, số lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở tăng khoảng 150%.

Ngoài ra, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 47 dự án với hơn 8.200 căn hộ, tăng 132% số căn hộ.

Đối với Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đến nay, cả nước đã có 495 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 403.000 căn, nếu kịp hoàn thành đúng tiến độ, sẽ cơ bản đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ như mục tiêu Đề án đã đặt ra, góp phần trực tiếp tái cơ cấu thị trường bất động sản theo hướng cân đối, phù hợp hơn.

Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

“Các dấu hiệu tích cực của thị trường bất động sản và kết quả triển khai Đề án đặt ra kỳ vọng thị trường dần phục hồi và phát triển trở lại trong năm 2024”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói.

Để các dấu hiệu tích cực này cải thiện nhanh hơn, Bộ Xây dựng, các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp cần tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện các giải pháp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định trong Nghị quyết 33 cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, bám sát và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội; Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các địa phương và các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, với tinh thần trách nhiệm cao./.

Bài liên quan
  • Cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản năm 2024
    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, cơ hội mở ra đầu tiên cho thị trường Bất động sản 2024 chính là tin vui về hoàn thiện thể chế, pháp lý cho thị trường bằng việc Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật về các tổ chức tín dụng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển trong năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO