Nhà thơ Trần Gia Thái

Vũ Xuân Hoát| 24/05/2017 16:36

LTS: Thơ Trần Gia Thái đem đến sức nhìn nhận mang tầm khái quát rộng lớn về thời đại mà nhà thơ từng trải ngấm. Nghĩ suy thông loát, xuyên suốt bằng cảm giác tự thân giàu tính hoài niệm. Con người hiện hữu trên từng chặng đời đầy yêu thương và bất trắc...sâu sắc đến độ dự báo...Thơ Trần Gia Thái có thể nói đây là một giọng thơ khác lạ, rất riêng và rất cảnh tỉnh

Bậu cửa mẹ ngồi

Bão năm trước

Cây muỗm cổ gẫy cành

Ngẩn ngơ

Mẹ tiếc

Bão năm nay

Cây bồng gốc

Mẹ buồn

Bậu cửa

Mẹ ngồi

Nắng tắt...

Có tiếng kèn xa

Dội về

Réo rắt

Nhà ai

Con hỏi

Mẹ lặng im... !

Duyên nợ

Nợ em tôi nợ những gì

Mực loang trên vở ướt mi học trò

Nợ em lời dối vòng vo

Dòng sông rắc bạc con đò bến mê

Nợ em chiều lộng chân đê

Hoa trinh nữ thẹn lối về cỏ may

Nợ em thư kẹp sách dầy

Nợ em khăn tím còn đây ấm lành

Này trăng mười bốn tân thanh

Hương nhu đầu ngõ tóc xanh ngóng chờ

Kìa ai ngượng ngập làm thơ

Mẹ cha bắt được roi chờ... còn đau

Roi thì roi thấm gì đâu

Vết khăn chấm nhẹ vết dầu ai xoa

“Đã đi mách mẹ người ta

Lại còn thương xót xuýt xoa nỗi gì”

Lại cầm tay lại vân vi

Em đừng khóc nữa anh đi sao đành

Trời buông giọt nắng mong manh

Rồi trăng mười sáu em thành cô dâu

Ngày ăn hỏi mẹ rầu rầu

Rằng mẹ thiểu phúc nên dâu không thành

Vô tình vô phận cũng đành

Hỏi ai làm rối chỉ mành lỡ duyên

Tôi đi bao xứ bao miền

Đắng cay cũng trải dịu mềm cũng qua

Nhớ mái tranh nhớ mẹ già

Nhớ em ngõ nhỏ trăng tà đợi nhau

Tuổi thơ lạc bước về đâu

Trốn trong mái tóc ngả màu sương giăng

Đã qua trăm lẻ mùa trăng

Nợ em chưa trả còn đằng đẵng vai

Nợ em gánh một đời trai

Trời cho trả hết... một mai tôi về!


Không giúp được nhiều đâu

Không giúp được nhiều đâu

Chỉ là nỗi nhớ thôi

Như con tằm cuốn tươi non thành kén

Như con nhện đi về cụi cặm

Suốt đời giăng mắc sợi thương

Em đã qua anh như vệt sao băng

Phóng mũi kiếm vào ngực trời sâu hút

Hố trũng niềm vui chưa lấp

Nỗi đau đã dềnh lên

Tấy đỏ chân trời

Bỏ quên tuổi thơ mình em đi

Bỏ rơi tuổi trẻ ta em xa

Anh cứ nhặt, nhặt hoài trên đường vắng

Những viên hồng kỉ niệm

Xây tháp ngà cư trú trái tim đau

Không giúp được nhiều đâu

Những ngày độc

Những đêm đơn

Nước mắt khô trở ngược

Ru mầm đau nở ngọn bình yên

Không giúp được nhiều đâu

Ngần ấy cũng đủ thôi

Anh qua được bao tháng năm trĩu nặng

Nhờ gia tài kỉ niệm

Cứ chất chồng giầu có đấy mà em!

Thày tôi nói

Cộng xưa

Cộng nay

Thơ về hoa phủ kín mặt đất này

Nhiều đến nỗi google không đếm xuể

Bắt chước các nhà thơ chưa kịp trẻ

Đang ồn ào cách tân

Tôi bỏ hoa nhảy sang làm thơ ca ngợi cỏ:

“Cỏ giản dị khiêm nhường

Cỏ là phẩm hạnh

Cỏ tự tin kiên định

Cỏ là nhân cách

Cỏ dịu dàng sâu sắc

Cỏ là chân trời nuôi dưỡng ước mơ xanh”

Bạn đọc khen thơ tôi có tình

Bạn thơ khen cá tính,độc đáo

Thày tôi, một lão nông chính hiệu

Rít xong điếu thuốc lào ông lơ mơ ngửa mặt lên trời phả một câu vào khói :

Trâu bò khen cỏ khen rơm

Người ta ơn gạo ơn thóc

Cả đời Thày,U nhổ cỏ chăm cây

Sao anh không viết về rau về lúa?

Hoài niệm lúa

...Lúa vít cong đòn gánh

Đường về thôn lượn quanh

Nắng nghiêng vào nón mẹ

Soi giọt mừng long lanh...

Cối đá rung thậm thịch

Néo tung đon rơm trần

Hạt mưa rào vàng suộm

Cõng một mùa gian truân...

Ngày nào... ngày như thế

Đêm trăng lời đinh ninh

Quê giờ không bóng lúa                                                                                   

Cối thủng lăn ao đình...

Người xa người cũng khác

Tóc xanh đi về đâu

Nói gì quê lẫn phố

Hoang vu lên mái đầu...

Không phải của anh

Câu thơ này anh viết ra nhưng không phải của anh

Của nụ cười ngày qua gió mùa thu làm rớt

Câu thơ này anh viết ra nhưng không phải của anh

Của hơi thở dồn năm nao làm nóng đêm trăng khuyết

Hương đồng ngỡ căng lồng ngực

Hóa ra rỗng loãng đến giờ

Câu thơ này anh viết ra nhưng không phải của anh

Của ánh mắt mê hồn chưa kịp đốt thiêu đã bị nắng mùa hè nẫng mất

Câu thơ này anh viết ra nhưng không phải của anh

Của hoảng hốt ông lão mù bị đám trẻ hư chơi trò giấu gậy

Những câu thơ, những câu thơ viết ra

Là nói hộ những lần lầm lỡ

Là nói hộ bao phen vấp ngã

Thơ cũng như người

Anh trả nghĩa đất đai!

Bài liên quan
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Khoảng lặng yên tháng Tư
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Khoảng lặng yên tháng Tư của tác giả Ngô Thế Oanh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
  • Câu thơ em thả lên trời
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Câu thơ em thả lên trời của tác giả Quang Hoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thơ Trần Gia Thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO