Nhà hàng, quán ăn lao đao vì bão giá xăng, gas

KTĐT| 13/11/2021 08:41

Sau giãn cách, các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội đã được phép hoạt động trở lại. Tuy nhiên, để bảo đảm phòng dịch, các nhà hàng này cũng phải thực hiện một số quy định nghiêm ngặt như khoảng cách giữa khách hàng, giờ giấc đóng cửa, sát khuẩn… Trong khi đó, tình hình kinh doanh chưa hoàn toàn hồi phục. Theo chia sẻ của một số chủ nhà hàng, hiện tại lượng hàng bán ra chỉ đạt từ 50 - 70% so với thời điểm trước dịch.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời tiết nên nhiều loại thực phẩm, rau củ quả tăng giá mạnh. Cụ thể, mặt hàng tăng giá mạnh nhất thời gian qua chính là các loại rau xanh, rau gia vị, như hành lá, mùi tàu, rau mùi, thì là… tăng đến 100 – 150.000 đồng/kg; bắp cải 25.000 đồng/kg; cải ngọt, cải mơ 30.000 đồng/kg; cà chua 30.000 đồng/kg; chanh 40.000 đồng/kg…
Đặc biệt, chi phí của nhà hàng càng đội lên cao khi các loại nhiên liệu như gas, dầu, xăng tăng giá mạnh. Cụ thể, giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua, chạm mốc gần 25.000 đồng/kg; giá gas tăng lên mức 500.000 đồng/bình 12kg. Điều này đã tác động lớn đến chi phí vận chuyển hàng hóa đồng thời gián tiếp khiến nhiều mặt hàng và dịch vụ cũng đội giá theo. Theo đại diện các nhà hàng, ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng, kéo theo các loại thực phẩm tươi sống, gạo, dầu ăn… đã tăng giá theo khoảng 10%.Anh Phạm Văn Tặng, chủ cửa hàng phở trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cho biết, trung bình mỗi tháng cửa hàng của anh sử dụng hết khoảng 15 bình gas. Với mức giá gas mới tăng, nhẩm tính chỉ tính riêng tiền gas, trung bình mỗi tháng đã đội thêm hơn 2 triệu. Đó là chưa kể các loại chi phí dầu ăn, mì chính, mắm muối cũng tăng theo giá xăng. “Giá nguyên liệu chế biến và giá gas tăng mạnh, nhưng hiện tại tôi chưa dám tăng giá hàng bán ra, bởi sau dịch lượng khách tới cửa hàng chưa đông. Tôi vẫn phải bán giá cũ để giữ chân khách” – anh Tặng cho hay.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Oanh – chủ nhà hàng Gà 36 trên đường Tố Hữu cũng đang tìm mọi cách xoay sở để giảm bớt chi phí hoạt động. Trước đó, để duy trì kinh doanh trong mùa dịch, nhà hàng có chính sách giao hàng miễn phí trong bán kính 5km, nên việc giá xăng tăng cao đã khiến cửa hàng gặp khó khăn. “Với tình hình này, trước để giữ khách, nhà hàng không thể thay đổi giá bán và khẩu phần ăn, nhưng sẽ tính toán chỉ miễn 50% phí ship cho khách hàng, để bù lại một phần vào giá xăng” – chị Oanh chia sẻ.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Nhà hàng, quán ăn lao đao vì bão giá xăng, gas
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO