Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội

Thu Hằng/NSHN| 11/07/2018 14:47

Nhà “Hà Nội học” Nguyễn Ngọc Tiến đang được biết đến là một trong những tác giả viết về Hà Nội nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh những cuốn khảo cứu “5678 bước chân quanh Hồ Gươm”, “Đi dọc Hà Nội”, “Đi ngang Hà Nội”, “Đi xuyên Hà Nội”, những cuốn sách khác của ông như: “Mong manh”, “Me Tư Hồng”, “Lính Hà”… cũng đầy ắp những chuyện cũ, chuyện mới về Hà Nội.

Người đi dọc, đi ngang, đi xuyên và cả đi quanh Hà Nội

Nguyễn Ngọc Tiến sinh ra và lớn lên ở vùng ven nội thành Hà Nội (nay thuộc khu phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ông  từng là lính chiến đấu tại chiến trường biên giới Tây Nam rồi học Lý luận - Biên kịch ở trường Sân khấu Điện ảnh, nhưng nghề báo lại chọn ông.

Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội
Nhà văn - Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

Gần 30 năm làm phóng viên ở Báo Hànộimới (ông vừa nghỉ chế độ tháng 4-2018), Nguyễn Ngọc Tiến có nhiều bài viết về các vấn đề văn hóa, đoạt nhiều giải thưởng báo chí cho các phóng sự điều tra… nhưng có lẽ khi viết về Hà Nội, ngòi bút của ộng mới thực sự phát tiết và có những dấu ấn sâu đậm nhất. 

Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tiến trình làng cuốn khảo cứu về Hà Nội đầu tiên- “5678 bước chân quanh Hồ Gươm”. Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc rất nhiều tư liệu thú vị. Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, ý tưởng viết cuốn sách này có từ năm 2002: “Vì tòa soạn nằm ngay bên Hồ Gươm, những lúc rỗi việc, tôi thường thẩn thơ dạo quanh hồ và nhận ra rằng vẫn còn nhiều chuyện chưa viết. Đó là những câu chuyện truyền miệng, chuyện khó nói và có thể dưới mắt nhiều người nó lặt vặt song đôi khi nó là cái hồn của đời sống thị dân. Thế là ý tưởng cuốn sách ra đời”.
Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội
Những tác phẩm viết về Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến.

Dường như sự tò mò của bạn đọc và những lần tái bản liên tiếp của “5678 bước chân quanh Hồ Gươm” đã “đẩy” Nguyễn Ngọc Tiến dấn thân cho đề tài Hà Nội. Liên tiếp ông cho ra mắt cuốn “Đi ngang Hà Nội” (2012) và “Đi dọc Hà Nội” (2012), tiếp sau đó là “Đi xuyên Hà Nội” (2015), tạo nên một bộ sách khảo cứu về Hà Nội vô cùng thú vị. 

Nguyễn Ngọc Tiến gắn bó sâu đậm với Hà Nội. Ông nói: “Đây là vùng đất có nhiều kỷ niệm, ký ức nhất đối với tôi. Không chỉ là nơi sinh ra tôi mà Hà Nội còn nuôi tôi bằng cái nôi văn hóa. Tình yêu của tôi với Hà Nội là sự thẩm thấu dần dần, tự nhiên… Những chuyện tôi kể về Hà Nội là sự tích lũy kiến thức từ rất lâu. Đó là những điều tôi đọc được trong sách, báo cũ, nhất là các báo xuất bản trước 1954. Là những tư liệu tôi đã khai thác từ những người hiểu biết, sống lâu tại Hà Nội. Nhiều khi để có được một chi tiết khảo cứu thú vị tôi phải kiên nhẫn truy tìm tài liệu, rồi đọc hàng chục, hàng trăm tư liệu khác, thậm chí phải mày mò, hỏi han những thế hệ trước để kiểm chứng. Cuối cùng là sự trải nghiệm của bản thân”.

Bất kể đề tài nào liên quan đến Thủ đô đều khiến Nguyễn Ngọc Tiến hào hứng. Ông tự nhận, so với bề dày cả nghìn năm của Hà Nội, thì dù đã “đi dọc”, “đi ngang”, “đi xuyên” và cả “đi quanh” Hà Nội, ông cũng chưa thể nói hết về thành phố này. Con người và văn hóa Thăng Long luôn chứa đựng nhiều điều bí hiểm mà việc tìm hiểu và lý giải đã trở thành một nhu cầu của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ. Viết bao nhiêu về Hà Nội cũng chưa đủ. Luôn coi mình chỉ là người đi sau so với rất nhiều cây đa cây đề nghiên cứu về Hà Nội nên Nguyễn Ngọc Tiến cố gắng chọn cho mình một lối đi riêng với những khám phá thú vị, mới mẻ về Hà Nội.

Các tác phẩm của ông viết về Hà Nội thiên về mảng đời sống thị dân, những thay đổi hiện nay của người Hà Nội chứ không phải là các tác phẩm khảo cứu lịch sử. Nguyễn Ngọc Tiến không nhìn Hà Nội theo con mắt đạo đức mà theo hiện thực xã hội, Hà Nội với ông là những thứ gần gũi và thân thương.

Hoài niệm về Hà Nội xưa

Đọc các ký sự - khảo cứu công phu của Nguyễn Ngọc Tiến thấy ông rất yêu Hà Nội, yêu một cách cụ thể, chi tiết. Những câu chuyện về phở, bia hơi vỉa hè, phố cổ, tiếng chuông tàu điện leng keng, những ngày đầu khi Hà Nội bắt đầu có đèn giao thông, cầu Long Biên được khởi dựng ra sao, nhà vệ sinh công cộng đầu tiên ở đâu... hay những câu chuyện thú vị về những con người bình dị: cô bán hàng rong, người hát xẩm, chị công nhân đã có mấy chục năm làm công việc coi sóc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Bờ Hồ, rồi thú chơi hoa, chơi cá cảnh, đi hát cô đầu… của người Hà Nội xưa, tất cả được tái hiện một cách tự nhiên, dung dị để người đọc có thể hình dung ra một Hà Nội cổ kính, đôi khi lại xô bồ nhưng vẫn luôn là một Hà Nội riêng biệt và độc đáo. 
Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội
Giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội 2012 trao cho nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến là một ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp thầm lặng của một trí thức luôn nặng lòng với di sản dân tộc.

Dấu ấn về thời kỳ bao cấp trong các tác phẩm cũng vô cùng sâu đậm. Là thế hệ 5X nên Nguyễn Ngọc Tiến viết về cái thời khốn khó ấy bằng những trải nghiệm chân thật, pha chút hài hước. Chuyện “quần loe tóc dài”, chuyện tem phiếu, chuyện người Hà Nội tìm cách chế biến bột mì sao cho ngon miệng, chuyện “chuồng cọp trong phố”... Rồi những giai thoại dân gian, những bài văn vần từng lưu truyền một thuở về Hà thành:

Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu anh có nhà sang
Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô
Năm yêu không có bà bô
Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp chầu…

(Xe đạp ơi! - Đi ngang Hà Nội)

Bao yêu thương, day dứt, tiếc nuối và đau đáu về một Hà Nội dở dang giữa cũ và mới, một Hà Nội đang từng ngày phát triển, đan xen những bất cập cần nhìn nhận để thay đổi… được ông viết với vẻ vừa thương yêu vừa bàng quan song kỳ thực vô cùng gắn bó, vô cùng thiết tha…

Một người Hà Nội

Khi tìm hiểu về văn hóa Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến quan tâm nhiều đến nếp sống Hà Nội. Ông nhận xét: “Những người Hà Nội thích sống êm ả, không thích ồn ào. Họ hóm hỉnh, có tính tự trọng, giao tiếp khéo léo nhưng không giả tạo”.

Từng nhiều năm là đồng nghiệp với nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tôi thấy ông cũng “rất Hà Nội”: Làm việc hết mình nhưng không ham chức quyền, kiệm lời, cứ lặng lẽ, cứ thủng thẳng, cần mẫn và kỳ công để viết nên những bài báo trang sách không dễ viết. Đọc các tác phẩm ấy càng trân trọng thái độ làm việc có trách nhiệm và có chính kiến riêng của ông. Nhẩn nha nhưng chính xác, cẩn trọng đến từng chi tiết và dí dỏm, hài hước một cách tinh tế, nhẹ nhàng.
Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội
Nguyễn Ngọc Tiến với tác giả (ngoài cùng bên phải)  tại một cuộc triển lãm của ông,
tháng 12-2012..   Ảnh: LINH TÂM

Ngoài thú viết lách, Nguyễn Ngọc Tiến còn là người thích gom nhặt những ký ức Hà Nội thời bao cấp - thời mà như ông nói, “dù rất nghèo nhưng người ta sống với nhau tình cảm lắm”. Đến nay, bộ sưu tập của ông có hàng nghìn hiện vật, những đồ vật rất bình dị, giản đơn một thời nhưng lại rất đáng quý, đáng trân trọng trong thời @ này. Đó là những chiếc cặp lồng đựng cơm, những cái bát ăn cơm với men xấu xí và thô kệch, những bộ tem phiếu, những cuốn sổ gạo giấy đen sì… Cuối năm 2012, ông đã tổ chức một cuộc triển lãm các hiện vật về một thời "rưng rưng nước mắt" đó, được nhiều thế hệ, đặc biệt là các bạn trẻ sinh ra và lớn lên sau khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, đồng cảm và sẻ chia.

Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, ông viết sách về Hà Nội cũng như sưu tầm cổ vật thời bao cấp là để thỏa mãn tính “ham chơi” của mình. Có vẻ như cuộc chơi này của ông đang đến hồi sung sức. 
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Ngọc Tiến - Một sử nhân của Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO