Văn hóa – Di sản

Nguyễn Giản Thanh – sứ thần, thi nhân

Nguyễn Huy Bỉnh 30/11/2023 11:22

Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?), tự Cự Nguyên, hiệu Phác Hiên, người làng Ông Mặc, tục gọi là làng Me, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Giản Thanh là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Giản Liên; nhưng cha mất sớm, ngay từ nhỏ, mặt mũi khôi ngô, hình dung thanh tú. Từ bé, Giản Thanh đã thông minh, ý nhị khác người, có phong tư tài mạo sáng sủa. Tài văn chương ứng đối của ông cũng thật nhanh nhẹn và kỳ lạ.

nguyen-gian-thanh.jpg
Họa hình giai thoạt về trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh.

Bấy giờ, Tiến sĩ Đàm Thận Huy nổi tiếng hay chữ, là thành viên của Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông, khi nghỉ việc quan đã mở lớp dạy học trò. Nguyễn Giản Thanh may mắn được nhận vào học. Có giai thoại kể lại rằng, một hôm, học xong thì trời đổ mưa, học trò không ai ra về được. Nhân đấy cụ Nghè ra câu đối thử tài học trò của mình. Vế đối ra là: Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (Mưa không khóa cửa mà giữ được khách ở lại). Mấy trò đều đưa câu đối dâng lên thầy, trong đó có câu đối nổi tiếng của Giản Thanh: Sắc bất ba đào dị nịch nhân (Sắc đẹp không phải sóng gió mà làm đắm được người). Cụ Nghè tỏ ý khen vế đối tài hoa, đối rất chỉnh, về sau, cậu học trò này sẽ đỗ đạt, nhưng sẽ có tính đa tình, say mê sắc đẹp.

Đến kỳ thi đại khoa năm Mậu Thìn đời vua Lê Uy Mục (1508), các quan giám khảo chấm được hai người xuất sắc nhất là Hứa Tam Tỉnh và Nguyễn Giản Thanh. Cả hai đều cân sức cân tài, xem ra Nguyễn Giản Thanh văn hay, bay bổng hơn, nhưng Hứa Tam Tỉnh lại thâm trầm, sâu sắc hơn. Các quan trường có ý chọn Tam Tỉnh đứng đầu, nhưng vẫn còn khâu cuối cùng do nhà vua trực tiếp sát hạch. Vua cho vời hai vị vào chầu.

Buổi chầu hôm ấy có mặt hoàng thái hậu, mẹ nuôi của vua. Bà thấy Hứa Tam Tỉnh lùn thấp, đen đủi, trong khi Nguyễn Giản Thanh người cao ráo, trắng trẻo, thư sinh, bà chỉ ngay mà nói: “Ồ, đây hẳn là Trạng nguyên tân khoa. Xứng đáng quá đi rồi!”.

Vua cũng đã xem các văn bài của cả hai người và thấy bài của Hứa Tam Tỉnh nhỉnh hơn cả, nhưng hoàng thái hậu làm cho bị động, đành cho tiến hành thêm một bước thử tài nữa. Nhà vua ban giấy bút và phán, bảo cả hai người làm bài phú Phụng thành xuân sắc ngay tại chỗ.

Hứa Tam Tỉnh uyên thâm làm một bài phú bằng Hán văn. Trong khi đó, Giản Thanh phóng bút viết bài phú bằng tiếng Nôm, vốn là thế mạnh của mình. Quả nhiên, nghe Tam Tỉnh trầm trầm đọc bài phú, thái hậu không hiểu gì cả. Đến lượt Giản Thanh cất tiếng đọc sang sảng, tả cảnh phồn hoa của chốn đế độ có những đoạn rất bay bướm, Thái hậu nắc nỏm khen hay. Chiều lòng bà, vua Uy Mục bèn chấm cho Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng.

Biết được chuyện chỉ vì đẹp trai mà Nguyễn Giản Thanh đoạt mất chức Trạng nguyên của Hứa Tam Tỉnh, các nho sĩ đất Kinh Bắc tỏ ra không hài lòng, thường vẫn chê Giản Thanh là “Mạo Trạng nguyên”, nghĩa là “Trạng nguyên mặt”, vì đẹp trai mà đậu Trạng, đồng thời cũng có nghĩa là giả mạo, không xứng đỗ. Còn dân gian thì lưu truyền câu nói đùa lâu nay thành ngạn ngữ “Trạng Me đè Trạng Ngọt”.

Trong những năm tháng làm quan đời Lê, Nguyễn Giản Thanh đã làm được nhiều việc, ông được nhà vua tin tưởng giao cho chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ thời Lê. Sau đó, ông lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất, ông được ban tặng cho tước hầu.

Nguyễn Giản Thanh là người có tài chính trị nên rất chú trọng về đường công danh, dẫu làm quan nhưng ông vẫn ham mê thơ phú văn chương, sáng tác nhiều tác phẩm hay. Ông là tác giả của bài phú nổi tiếng Phụng thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng). Bài phú bằng chữ chữ Nôm tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long.

Ngao từ chia cực

Phụng đã xây thành

Sum một chốn ý quan lễ nhạc,

Vầy một nơi văn vật thanh danh

Trời đượm khí xuân, sắc tươi tốt khắp hòa thế giới;

Nước mừng thịnh trị, thế vững vàng, chống cột thần kinh.

Theo cấu trúc của thể phú, Nguyễn Giản Thanh từ cảm hứng trước thực tại đã soi nhìn về truyền thống:

Nhớ xưa:

Cõi giữa bang trung;

Đứng trên thượng quốc

Đinh Tản Sơn hùm chiếm Tây Nam

Dòng Nhị Thủy rồng chầu Đông Bắc.

Nghìn dặm giang sơn đặt hiểm, tượng đá có danh;

Bốn mùa cảnh vật đều xuân, hoa càng thêm sắc.

Đặc biệt Nguyễn Giản Thanh chú ý mô tả, phác thảo cảnh vật, cuộc sống con người chốn kinh kỳ:

Từng thấy:

Đòi nơi nghễu ngật,

Mấy chốn lạ lùng.

Chín bức lâu đài ngọc chúc,

Ngàn lần la ý cẩm lung.

Chợ chợ, nhà nhà, trăm dáng tựa có bôi tám bức,

Thành thành, thị thị, muôn tử chen thức ánh ngàn hồng.

Trong thời:

Điện ngọc thâm nghiêm

Cửa vàng ngang ngửa

Liễu Chương Đài mây ngọc dờn dòn

Đào Thượng Uyển má hồng rỡ rỡ.

Địch phượng, lầu kia mới thổi, lòng nguyệt dễ xui;

Trống rồng, điểm nọ lại thôi, nhị hoa đua nở.

Ngoài thời:

Chợ hòe đầm ấm

Phố ngọc tần vần

Trai lanh lẹ đá cầu vén áo,

Gái éo le rủ yếm dôi quần.

Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa, rợp đường tử mạch;

Chàng công tử ngự xe trương tán, rạng mực thanh vân.

Đến cuối bài phú, Nguyễn Giản Thanh nâng cấp vẻ đẹp kinh thành lên tầm “thiên nhiên quốc huy”, đất nước vững bền muôn thuở:

Lành thay:

Vận mở thái hòa,

Đường thông chức cống

Đêm xuân vầy họp hây hây,

Cõi thọ bước lên thong thông

Nẻo hợp châu xa, ngọc bạch, dân mến về chầu;

Tộ mừng bàn thạch, Thái Sơn, thế bề khôn động.

Nước yên vững đặt âu vàng,

Đất thịnh vốn chung thành phụng.

Vậy mới hay:

Thành Phụng ấy chốn yêu, chốn lạ,

Sắc xuân này dường tốt, dường thanh.

Dầu chẳng có “sắc xuân” đua tốt.

Sao cho nên “Thành Phụng” nổi danh?

Hướng bốn phương cùng hợp đất này, giữa chưng thiên hạ;

Hòa mỗi chốn đều làm đô đấy, ngăn được thế hình.

Song le:

Có xuân tượng bởi có thành

Cậy hiềm chẳng bằng cậy đức.

Tuy đã nhìn non nhiều nước, mạnh thửa thành trì.

Sao bằng lấy nghĩa lấy nhân, bền làm phong vực.

Những thấy;

Đời đời thành phụng ấy

Kiếp kiếp sắc xuân này

Con con cháu cháu dõi truyền đến chung muôn vạn ức.

Ngoài bài phú nổi tiếng trên, Nguyễn Giản Thanh còn có một số bài thơ khác, thơ ông bày tỏ nỗi lòng của một người có trách nhiệm với nhân dân.

Thiên phú sinh dân nhược hữu hằng,

Sơ cuồng ư ngã độc gia tăng.

Sĩ đồ lạc phách trường vi khách,

Sinh kế tiêu điều bán dĩ tăng.

Phúc ngã thùy ngôn lân bất phệ,

Kỹ cùng tự tiếu thử vô năng.

Nhất hào khổ dũ vô di khí,

Toàn lại hồng quân bá vật hoằng.

(Thuật hoài)

Dịch nghĩa:

Trời phú sinh dân ai cũng có tính thường,

Chỉ riêng ta ngày tháng một thêm ngông cuồng.

Long đong trên con đường làm quan mãi mãi là khách,

Cuộc sống nghèo nàn, một nửa đã thành sư.

Bụng đói ai nói “không có cá ăn”,

Năng lực đã cạn kiệt tự cười như con chuột không tài.

Một mảy may dẫu kém cỏi cũng không bị bỏ sót,

Hoàn toàn trông nhờ tạo hóa ban phát cho rộng khắp.

(Thuật nỗi lòng)

Nguyễn Giản Thanh là một người tài giỏi. Từ thi cử đến chốn quan trường, ông luôn tỏ ra là một người nhanh nhạy, thức thời và chính xác trong các quyết định của mình. Ông cũng để lại một dấu ấn cá nhân đậm nét trong một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc. Qua những việc ông làm và qua cả những sáng tác văn chương cho thấy, Nguyễn Giản Thanh là một người có tâm hồn cao thượng, biết vượt lên những trở ngại trong quan niệm phong kiến để làm những việc có ích cho nhân dân, cho đất nước./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
  • Lý Nhân Tông – vị vua giỏi của triều Lý
    Tháng Chạp năm Đinh Mùi (1127), hoàng đế Lý Nhân Tông viết di chiếu: “Trẫm xét phận tuổi thơ đã phải lên ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi, đã 56 năm nay…”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Gần 400 võ sinh tranh tài tại Giải Taekwondo Hà Nội mở rộng 2024
    Ngày 28/10, tại Nhà thi đấu Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Cầu Giấy (Hà Nội), Sở văn hoá và thể thao thành phố Hà Nội đã tổ chức giải Taekwondo Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”
    Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 là một trong những hoạt động của Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp Thành phố nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, mừng thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
Nguyễn Giản Thanh – sứ thần, thi nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO