Mậu Thìn

Nguyễn Giản Thanh – sứ thần, thi nhân
Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?), tự Cự Nguyên, hiệu Phác Hiên, người làng Ông Mặc, tục gọi là làng Me, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Giản Thanh là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Giản Liên; nhưng cha mất sớm, ngay từ nhỏ, mặt mũi khôi ngô, hình dung thanh tú. Từ bé, Giản Thanh đã thông minh, ý nhị khác người, có phong tư tài mạo sáng sủa. Tài văn chương ứng đối của ông cũng thật nhanh nhẹn và kỳ lạ.
  • Dương Bá Cung – nhà biên khảo và “Nguyễn Trãi học”
    Dương Bá Cung là nhà sưu tập văn bản, nhà “Nguyễn Trãi học” xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XIX. Ông được người đời sau tôn vinh như vậy bởi vì cả cuộc đời đã dành hết tâm sức cho công việc sưu tầm, tập hợp thơ văn Nguyễn Trãi. Nhờ công sưu tầm của Dương Bá Cung mà hậu thế mới được thừa hưởng kho tàng thơ văn đồ sộ của tác gia Nguyễn Trãi. Công việc này thực đáng trân trọng!
  • Nguyễn Văn Lý – sĩ phu, nhà giáo trung tín
    Nguyễn Văn Lý, tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê, sinh năm 1795, là hậu duệ của Đông Tác quốc sư Nguyễn Hi Quang (1634 - 1692). Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825, ông đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa xã hội đáng trân trọng.
  • Đoàn Huyên – quan chức, nhà giáo, nhà thơ
    Theo Ứng Khê niên phả – Ứng Khê là biệt hiệu của Đoàn Huyên, sinh vào giờ Tỵ ngày Kỷ Sửu 25 tháng Bảy năm Mậu Thìn, niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808). Cha ông là Quan viên Đoàn Trọng Khoái. Ứng Khê người làng Hữu Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì - Hà Nội. Ông đỗ cử nhân năm 23 tuổi và làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ kiêm Đốc học.
  • Trần Thánh Tông – hoàng đế đánh giặc và tu thiền
    Trần Thánh Tông (13.10.1240 - 3.6.1290) tên thật là Trần Hoảng, con trưởng Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua thứ hai triều Trần, lên ngôi năm 1258 khi tròn 18 tuổi. Trong 21 năm ở ngôi, Trần Thánh Tông biết sử dụng người hiền tài, dốc sức chăm lo việc nước và thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo. Đối mặt với kẻ thù Nguyên Mông, ông có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí “sát Thát” (giết giặc Nguyên Mông), trực tiếp tham gia lãnh đạo và đánh tan hai cuộc chiến xâm lược vào các năm 1285, 1287 - 1288.
  • Lý Thánh Tông – vị vua nhân ái, trọng văn hóa
    Lý Thánh Tông, tức Lý Nhật Tông, vua thứ ba triều Lý, là con trưởng Lý Thái Tông, chào đời tại Thăng Long ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023).
  • Lê Phụng Hiểu – trung thần dẹp loạn tam vương
    Có phần đột ngột chăng khi người ta chỉ thấy Lê Phụng Hiểu lần đầu tiên cũng là lần duy nhất xuất hiện giữa kinh thành Thăng Long - dĩ nhiên là qua những trang dòng biên niên của sử cũ - vào ngày mồng ba, tháng ba, năm Mậu Thìn (1028).
  • Lý Bí Nam Đế - người dựng nước Vạn Xuân độc lập
    Đại Việt sử ký toàn thư đã có một kỷ nhà Tiền Lý, Tiền Lý Nam Đế và có một kỷ Hậu Lý, Hậu Lý Nam Đế. Tác giả bộ quốc sử này đã phân biệt triều đại của Lý Bí với triều đại của Lý Phật Tử thành "tiền" và "hậu", tưởng rằng hai nhà vua thuộc hai vương triều khác nhau nhưng thực tế đó là cùng một vương triều có quan hệ huyết thống của cùng một nước Vạn Xuân. Tại đình Ngọc Than huyện Quốc Oai (nay thuộc Hà Nội) và đình Tu Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ngày nay) còn lưu lại một văn bản dùng tư liệu chính xác hơ
  • Chùa Quảng Bá (quận Tây Hồ)
    Chùa Quảng Bá thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO