Nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn

An Định/HNM| 02/05/2019 11:02

65 năm đã trôi qua nhưng cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn hết sức sâu sắc với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ nói chung và giới họa sĩ nói riêng. Nhiều tác phẩm được vẽ giữa những trận chiến, những chặng đường hành quân đã trở thành bảo vật quốc gia.

Nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn
Đường lên Điện Biên tranh sơn mài của Trần Khánh Chương.

Điện Biên năm ấy

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề Điện Biên năm ấy (từ ngày 3-5 đến 10-5, miễn phí vào cửa) với mong muốn mang đến cho công chúng những tác phẩm mỹ thuật xuất sắc nhất về đề tài này. 

Triển lãm giới thiệu 39 tác phẩm mỹ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, tranh giấy, điêu khắc... được 27 họa sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có nhiều tác phẩm lần đầu tiên ra mắt khán giả. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ với những đoàn quân xuyên rừng vượt núi, những chuyến xe thồ trĩu nặng leo dốc, tiếng hò kéo pháo vang vọng núi đồi... đã trở thành một phần của ký ức. Và với Điện Biên năm ấy, ký ức đẹp đẽ, oai hùng, bi tráng nhưng cũng hết sức lãng mạn ấy lại một lần nữa được đánh thức. 

Đến với triển lãm, người xem như được trở lại những tháng ngày gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và gặp gỡ những con người bình dị mà vĩ đại đã làm nên chiến thắng lẫy lừng này. Đó là những người lính băng rừng, lội suối, cần mẫn hành quân xuyên đêm qua tác phẩm Hành quân qua suối của Tô Ngọc Vân hay Hành quân đêm của Trần Đình Thọ; những chiến sĩ vượt đèo kéo pháo, đẩy pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ đầy nhọc nhằn, gian truân nhưng không kém phần lãng mạn trong Kéo pháo Điện Biên của Trần Đình Thọ, Kéo pháo của Dương Hướng Minh. 

Những tấm gương hy sinh quên mình, xả thân vì Tổ quốc cũng được tái hiện đầy xúc động qua những tác phẩm Tô Vĩnh Diện chèn pháo của Dương Hướng Minh, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng của Lê Vinh. Nốt vui giữa những chặng đường hành quân gian khổ ấy là tình quân dân thắm thiết thể hiện qua tác phẩm Gặp nhau của Mai Văn Hiến hay giây phút thảnh thơi lắng nghe tiếng hát giữa rừng (Tiếng hát mùa chiến dịch của Mai Văn Hiến)... 

Nổi bật trong số đó là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của đại tướng Võ Nguyên Giáp với những tác phẩm khắc họa nội tâm sâu sắc như Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân của Nguyễn Trọng Kiệm, Bác bảo thắng là thắng của Nguyễn Phúc Khôi. Bên cạnh đó là nhiều tác phẩm đồ sộ, phản ánh những trận đánh thể hiện nghệ thuật quân sự đỉnh cao của quân dân ta như Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ của Thế Vy, Đánh chiếm điểm cao của Lê Vinh, Điện Biên năm ấy của Cao Trọng Thiềm...

Nhớ những người họa sĩ -chiến sĩ


Để có được những tác phẩm cho công chúng thưởng lãm hôm nay, nhiều thế hệ họa sĩ đã phải trả bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu. Trong số những bức tranh được trưng bày, rất nhiều là của các tác giả vừa là họa sĩ, vừa là chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Họ đã ghi lại chân thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta như loạt ký họa chiến trường của các tác giả Tô Ngọc Vân, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Văn Tỵ...

Và có lẽ, nhắc đến Điện Biên Phủ trong hội họa, không thể không nhắc tới một người - danh họa Tô Ngọc Vân. Đầu tháng 4-1954, ông lên đường đi Điện Biên Phủ vẽ cảnh tiền tuyến, phong cảnh Tây Bắc. Nhiều bức tranh phản ánh hơi thở của cuộc sống kháng chiến được ra đời như: Qua đèo, Cho ngựa ăn, Qua suối, Trú quân, Giáo viên dân tộc Thái... 

Ngày 17-6-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ 40 ngày, Tô Ngọc Vân cùng hai họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ và Nguyễn Văn Ngọc trở lại chiến trường Điện Biên Phủ lấy chất liệu thực tế để chuẩn bị sáng tác những tác phẩm lớn về chiến thắng lịch sử này. Và họa sĩ Tô Ngọc Vân đã hy sinh trong một cuộc dội bom của máy bay Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La. Kỷ vật cuối cùng ông để lại là rất nhiều bức ký họa về chiến trường đựng trong chiếc ống bương to đeo bên người... Sự hy sinh ấy đã trở thành một câu chuyện mà nhiều thế hệ học trò của ông vẫn còn nhắc nhớ mãi như một tấm gương lao động nghệ thuật hết mình vì dân vì nước.

Sau này, chiến thắng Điện Biên hào hùng vẫn là nguồn cảm hứng lớn trong hội họa. Nhiều họa sĩ như Phạm Thanh Tâm, Trần Đình Thọ, Mai Văn Hiến, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Tiến Chung, Lê Lam, Ngọc Chi, Minh Khôi... cũng rất thành công với mảng đề tài này. 65 năm nhìn lại, ký ức về Điện Biên Phủ vẫn như chỉ mới hôm qua và cảm xúc về chiến thắng ấy dường như vẫn còn nguyên vẹn khi công chúng được thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng này.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO