Người "gác" cửa ô cuối cùng của Kinh thành Thăng Long

VOV| 21/02/2018 08:18

Ca dao Việt Nam có câu: Ở đâu năm cửa chàng ơi Sông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng…

Những câu trên nhắc chúng ta về thành Thăng Long, về Hà Nội bao dấu ấn lịch sử. Thành Thăng Long xưa có rất nhiều cửa ô, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là 5 cửa ô Đống Mác, Cầu Dền, Cầu Giấy, Chợ Dừa và Ô Quan Chưởng. Các cửa ô được bao quanh bởi 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

Bằng chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc

Người

Trải qua bao năm tháng, dưới tác động của chiến tranh và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dấu tích xưa cũng dần bị phá hủy. Những con sông đang bị thu hẹp dần, dấu ấn thời gian cũng khiến những cửa ô biến mất, chỉ còn lại là tên của các đường, khu phố ở Hà Nội. Ô Quan Chưởng, cửa ô duy nhất đang cố níu kéo lại những hồi ức xưa kia của kinh thành Thăng Long sầm uất, đứng vững trãi trước thời gian.

Mang dấu đậm chất Hà Nội xưa, Ô Quan Chưởng mang một vẻ đẹp mộc mạc và bình yên mặc cho Hà Nội đang đổi mới từng ngày.
Người

Cửa ô này gồm 2 tầng được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổng vọng lâu - kiến trúc đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Cửa Ô Quan Chưởng bao gồm một cửa chính cao 3m và hai cửa ngách, được xây dựng bằng gạch đỏ, theo thiết kế vòm cuốn, phảng phất nét kiến trúc của cổng làng xưa. Tầng thứ 2 có vọng lâu 4 mái vuốt cong 4 góc, được trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị.

Phía ngoài cửa Ô Quan Chưởng, ngay phía trên cửa chính, là ba chữ Hán “Thanh Hà Môn” giúp người dân đi vào thành có thể nhận biết mình đang vào thành từ cửa nào.
Người

Tên gọi Ô Quan Chưởng, bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), một Chưởng cơ cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người cuối cùng. Người dân vì thế gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công lao.

Giờ đây, Ô Quan Chưởng đã thấm đẫm vết hằn của thời gian, dương xỉ, rêu xanh bao phủ lên những bức tường gạch sần sùi, lồi lõm đã chuyển màu đỏ cổ kính. Những tấm cửa gỗ cũng bạc màu vì năm tháng. Thế nhưng Ô Quan Chưởng vẫn luôn là bằng chứng lịch sử nhắc nhở về tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

20 năm canh gác cửa ô cuối cùng của Thủ đô

Người

Trong những giai đoạn kháng chiến chống quân xâm lược, cửa ô được bố trí binh lính canh gác, bảo đảm sự an toàn cho người dân trong thành thì ngày nay, gìn giữ dấu tích xưa để lại, cũng có một “người lính” làm công việc đó.

Người đàn ông đó là Tạ Văn Nhân, năm nay đã 70 tuổi. Gần 20 năm qua, từ 6h sáng đến 6h tối, ông Nhân vẫn đều đặn tới cửa ô này trông coi, quét dọn.
Người

Hằng ngày, ông lom khom qua những vòm cửa nhỏ trong bộ quần áo bộ đội đã sờn vai vì năm tháng. Một hình ảnh giản dị, mộc mạc bên cạnh một di tích lịch sử đang “ngủ quên” giữa phố thị ồn ào.

Theo ông Nhân, công việc này trước kia cũng có nhiều người làm không duy trì được bao lâu. Ông bắt đầu làm việc đến nay cũng đã gần 20 năm: “Nhà tôi ngay gần đây nên hằng ngày đều ra trông coi quét dọn hoa, lá rụng xuống. Nhiều khách du lịch đi qua, rồi gánh hàng rong, tôi phải nhắc nhở thường xuyên các hộ kinh doanh gần đó để đảm bảo không làm bẩn cũng như gây tổn hại cho cửa ô này”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, trông coi Ô Quan Chưởng không phải là công việc vất vả nhưng đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn bởi trong công việc phải tiếp xúc, va chạm với nhiều người. Bao nhiêu năm trông giữ cửa ô cuối cùng của Hà Nội, không ít lần ông Nhân gặp phải những khó khăn khi nhắc nhở những người vứt rác, trèo tường. Thế nhưng, với bản lĩnh của một người lính đã từng đi qua chiến tranh đã không làm khó được ông.
Người
Người

Ngay dưới chân Ô Quan Chưởng có một lối cầu thang đá nhỏ và lối để lên lầu trên. Nhưng phải được sự cho phép của ban quản lý, ông Nhân mới mở cửa để du khách lên tham quan. Thỉnh thoảng cũng có những người dân muốn lên để cúng quan, ông cũng linh động mở cửa cho họ. Có những vị trí gỗ đã lâu và được dựng lại không chắc chắn nên mỗi khi có người lên, ông lại đi theo để kiểm tra, đề phòng nhỡ có chuyện gì không hay.

Đếp dịp ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, ông đều tất bật chuẩn bị hương khói cúng các quan. Đó như một sự biết ơn và thể hiện lòng thành kính với vị anh hùng đã hi sinh vì nước nhà.

Ông bảo: “Tôi làm từ cái tâm, cái khả năng của của mình chứ cũng không mong mỏi điều gì cao sang. Công việc này giống như niềm vui khi tuổi già".

Chỉ cần dành một chút thời gian đứng tại cửa ô này, bạn sẽ cảm nhận được sự tấp nập, “hơi thở” ồn ào nơi phố thị. Phía trên tầng 2, lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió, phấp phới trên mái Ô Quan Chưởng khiến chúng ta thêm tự hào về lịch sử dân tộc.
Người

Ông Nhân cho biết, có đến 4 lần cửa ô này được “thay áo mới”, có những thay đổi về vẻ ngoài nhưng hàng chục năm gắn bó với Ô Quan Chưởng thì những giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên vẹn. Giờ đây, khi sống ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông Nhân chưa từng nghĩ đến việc dừng lại công việc này. Ông nói: “Nếu trời cho sức khỏe để phục vụ được thì càng tốt, mình còn cầm cái chổi quét được thì vẫn cứ làm”.

Ban ngày, Ô Quan Chưởng đứng trầm mặc lặng lẽ cho những người con Hà Nội “bồi hồi khi chạm bóng cửa ô. Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ…” (trích Hà Nội, ngày trở về của nhạc sĩ Phú Quang). Về đêm, Ô Quan Chưởng sáng rực nổi bật cả một góc đường với ánh đèn vàng hắt lên như gợi nhớ về một thời vàng son của kinh thành Thăng Long.

Có những câu chuyện sẽ chìm sâu vào quên lãng nếu không được gìn giữ. Và ông Tạ Văn Nhân, là một trong nhiều người đang dành cuộc đời của mình để lưu giữ, bảo tồn những hồi ức ấy. 
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Người "gác" cửa ô cuối cùng của Kinh thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO