Sân khấu

“Người đi dép cao su” của tác giả người Algeria đến với khán giả

Hoa Quỳnh 16:13 15/05/2023

Vở kịch “Người đi dép cao su” do Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng, sẽ biểu diễn vào 20 giờ ngày 18 và 19/5 nhân Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2023).

Theo NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, sau thời gian các nghệ sĩ nỗ lực tập luyện, vở kịch “Người đi dép cao su” chính thức công diễn phục vụ khán giả tại sân khấu số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. NSƯT Xuân Bắc cho biết đây là tác phẩm sân khấu đặc biệt.

dsc02816-8661.jpg
Một cảnh trong vở kịch "Người đi dép cao su". (Ảnh: Nhà hát kịch VN).

Vở kịch được thực hiện dựa theo kịch bản văn học của tác giả Kateb Yacine (1929 - 1989), nhà văn người Algeria. Kateb Yacine từng đi rất nhiều nước trên thế giới, ông đến Việt Nam từ năm 1967, thăm Hà Nội và sau đó còn đi thăm một số nơi ở miền Bắc. Những điều mắt thấy tai nghe trên đất nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thôi thúc ông tìm hiểu lịch sử Việt Nam, con người và vị lãnh tụ mang tên Hồ Chí Minh.

“Người đi dép cao su” chính là tác phẩm đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Kateb Yacine. Bởi từ đây, ông chuyên tâm vào ngành sân khấu. Kateb Yacine cho biết ông viết vở kịch này năm 1970, do nhà xuất bản Seuil ở Pháp in ấn và được trình diễn lần đầu tiên tại thủ đô Algeria tháng 10/1971. Tập kịch dài gồm 8 hồi, với không gian kịch đồ sộ lên đến 1.800 lời thoại của các nhân vật có tên và không tên. Nhân vật chính là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được xây dựng rất khéo léo, không xuất hiện thường trực trên sân khấu để khán giả cảm và nhận ra như một nội dung xuyên suốt vở kịch.

Tại nước ta, Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị đầu tiên thực hiện dàn dựng “Người đi dép cao su” của tác giả Kateb Yacine. Vở diễn cũng là chương trình nghệ thuật đánh dấu hợp tác giữa Nhà hát Kịch Việt Nam và Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Algeria (1962 - 2022).

dsc02647-7184.jpg
Không chỉ ca ngợi Bác Hồ, "Người đi dép cao su" còn là một bản trường ca, khắc họa sống động về đất nước và con người Việt Nam qua những thời kỳ lịch sử. (Ảnh: Nhà hát kịch VN).

Chia sẻ về vở kịch “Người đi dép cao su”, đạo diễn - NSƯT Lê Mạnh Hùng cho biết, nội dung tác phẩm trải dài theo trật tự thời gian của tiến trình lịch sử đất nước Việt Nam, từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trải qua các cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước qua các thời kỳ đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Đan kết vào trục chính ấy là các hành động kịch diễn ra tại Pháp, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.

Tác phẩm là một cuộc trình diễn lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam bằng nghệ thuật sân khấu. Tinh hoa của quá trình phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam được khắc họa độc đáo qua nhiều tuyến nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Được biết, trong “Người đi dép cao su”, nghệ sĩ Minh Hải được tin tưởng giao thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ sĩ trẻ Quang Đạo thể hiện hình ảnh Người thời trẻ; NSƯT Trịnh Mai Nguyên vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Nhìn một cách tổng quan và sâu rộng, “Người đi dép cao su” không đơn thuần chỉ là một tác phẩm kịch thơ ca ngợi hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà còn là một bản trường ca, khắc họa một cách vô cùng sống động về đất nước và con người Việt Nam qua những thời kỳ lịch sử; cũng như ngợi ca tinh thần chiến đầu kiên cường, anh dũng để bảo vệ và giữ vững nền độc lập hôm qua, hôm nay và mai sau”, NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
“Người đi dép cao su” của tác giả người Algeria đến với khán giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO