Người cán bộ cơ sở tận tâm

HNM| 13/01/2022 08:20

Tổ dân phố số 2 phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng) 5 năm liền đạt danh hiệu Tổ dân phố văn hóa. Tình hình an ninh trật tự luôn bảo đảm, người dân nơi đây sống đoàn kết, sẻ chia “tối lửa tắt đèn có nhau”. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của ông Nguyễn Khắc Dũng, Tổ trưởng tổ dân phố số 2, một người cán bộ tận tâm, nhiệt huyết với công việc.

Người cán bộ cơ sở tận tâm
Ông Nguyễn Khắc Dũng (thứ hai từ phải sang) tiếp nhận quà hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19 từ các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tâm huyết với công tác xã hội

Nguyên là cán bộ ngành Công an, cách đây hơn 10 năm, khi về nghỉ chế độ, ông Nguyễn Khắc Dũng đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ dân phố số 2 (phường Thanh Lương), đặc biệt là việc bảo đảm an ninh trật tự. Với kinh nghiệm khi còn công tác cùng sự năng nổ, nhiệt huyết vì việc chung, ông Dũng được nhân dân tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố số 2 từ đó cho đến nay. Tuy đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Dũng vẫn miệt mài với công tác địa phương. Ông xác định còn sức khỏe là còn đóng góp cho tổ dân phố.

Với phương châm hoạt động cán bộ phải gương mẫu, “đầu tàu”, ở vai trò Tổ trưởng tổ dân phố, ông Dũng luôn gần gũi và kịp thời đồng hành cùng nhân dân trong mọi công việc chung. Từ việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giáo dục trẻ em, đến giữ gìn vệ sinh môi trường..., ông Dũng đều “xắn tay” trực tiếp tham gia xử lý, việc nào cũng trọn vẹn ông mới yên tâm. Thấy Tổ trưởng tổ dân phố làm việc tâm huyết, luôn đi đầu trong các phong trào nên nhân dân địa phương tin tưởng, nhiệt tình hưởng ứng. Gần đây nhất, để phòng, chống dịch Covid-19, ông Dũng đã vận động nhân dân tham gia trực chốt, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, người cách ly, người gặp khó khăn, với số lượng người tham gia rất đông, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. 

Sinh sống tại tổ dân phố số 2, anh Nguyễn Văn Tâm chia sẻ: “Cảm phục nhiệt huyết của ông Dũng tổ trưởng, tôi “theo chân” ông trong rất nhiều hoạt động phòng, chống dịch, lúc thì trực chốt, lúc thì hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, rồi phân phối thực phẩm cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, trong khu vực cách ly. Có trực tiếp làm mới biết công việc rất vất vả, tôi lại càng cảm phục ông Dũng hơn”.

Khơi dậy tình đoàn kết

Với hơn 300 hộ dân, khoảng 1.500 nhân khẩu, tổ dân phố số 2 (phường Thanh Lương) là tổ dân phố có đặc điểm dân cư đa dạng. Người dân trong tổ thuộc nhiều thành phần, trong đó số hộ cán bộ hưu trí chiếm ½, còn lại là tiểu thương kinh doanh dịch vụ dọc đê Thanh Lương, người thuê trọ... Về vị trí, tổ dân phố số 2 nằm lọt thỏm trong đê Thanh Lương, một thời từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự với dân cư thuộc nhiều thành phần khác nhau. Làm thế nào để ổn định tình hình nhất là bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng tình đoàn kết cộng đồng, cùng tham gia công việc chung của địa phương, là vấn đề không dễ dàng. Nhờ sinh sống lâu năm ở địa bàn tổ dân phố số 2, nên ông Dũng hiểu rõ tình hình và quyết tâm giải “bài toán” khó này. 

Qua kinh nghiệm công tác, ông Dũng biết rằng với đặc thù tổ dân phố có nhiều thành phần cư dân, thậm chí có phần phức tạp, thì việc làm cho nhân dân xích lại gần nhau phải là tiên quyết và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phong trào ở địa bàn dân cư. Vì vậy, bất kỳ hộ dân nào trên địa bàn tổ dân phố số 2 có việc hiếu, việc hỷ, hay khó khăn, đau ốm, ông Dũng đều kêu gọi nhân dân trong tổ dân phố chung tay giúp đỡ và bản thân ông luôn là người đi đầu.

Bà Trần Thị Dung ở ngõ 24 Trần Khát Chân thuộc tổ dân phố số 2, xúc động nói: “Gia đình tôi có hai người con bị bệnh, bản thân tôi lại già yếu. Nhờ được ông Dũng và bà con trong tổ dân phố quan tâm, giúp đỡ thường xuyên, mẹ con tôi mới có thể vượt qua khó khăn”. Là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở tổ dân phố số 2, anh Trần Văn Đại bày tỏ: “Cả gia đình tôi trông vào thu nhập từ cửa hàng bán đồ ăn sáng. Vừa qua, do dịch bệnh phải nghỉ kinh doanh nên rất khó khăn, nhưng được ông Dũng thường xuyên giúp đỡ, khi thì cân gạo, mớ rau, khi thì ông dẫn nhà hảo tâm đến tặng tiền và động viên tinh thần, khiến gia đình tôi vô cùng cảm động”.

Còn bà Dương Bích Hằng - chủ doanh nghiệp ở số 90 Trần Khát Chân thuộc tổ dân phố số 2, bộc bạch: “Vì cảm phục tinh thần tận tâm với công việc chung của ông Nguyễn Khắc Dũng mà tôi đồng hành cùng ông và vận động người thân, bạn bè cùng tham gia giúp đỡ các hộ khó khăn. Qua đó góp phần khơi dậy tình đoàn kết trong cộng đồng”. 

Chia sẻ về Tổ trưởng tổ dân phố số 2 Nguyễn Khắc Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương Vương Quốc Tiến khẳng định: “Ông Nguyễn Khắc Dũng là một trong những tổ trưởng tổ dân phố tiêu biểu của phường; ông đã góp phần giúp địa phương bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng tình đoàn kết ở khu dân cư. Từ khi ông Dũng làm Tổ trưởng, tổ dân phố số 2 không có người vi phạm pháp luật và nhân dân đoàn kết, tương trợ nhau rất tốt”.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Người cán bộ cơ sở tận tâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO