Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945

Vũ Viết Tuân/tuoitre| 02/09/2017 11:05

Trước khi về 48 Hàng Ngang viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã dừng chân tại một ngôi nhà ở ngoại thành Hà Nội. Ngôi nhà ấy gia đình ông Công Ngọc Dũng gìn giữ mấy chục năm nay.

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 1.

Cổng ngôi nhà từng      

Cổng ngôi nhà từng hai lần đón Bác Hồ về thăm và làm việc - Ảnh: THANH NHÂM

Tìm đến ngôi nhà nhỏ, thấy ngoài cổng có treo tấm biển ghi số điện thoại cùng dòng chữ: "Khách đến tham quan vui lòng liên hệ số điện thoại...". Dù bận đến đâu, nhưng có khách đến thăm là ông gác lại mọi việc.

Đã hơn 20 năm nay, vợ chồng ông Công Ngọc Dũng vẫn miệt mài quét dọn, tu sửa ngôi nhà và làm "hướng dẫn viên" không công kể lại những câu chuyện lịch sử từng diễn ra tại đây với khách tham quan.

Ông cụ làm việc đến khuya mới ngủ, hôm sau lại dậy sớm

Kể về lịch sử ngôi nhà từng 2 lần được đón Bác, ông Công Ngọc Dũng nhớ tỉ mỉ, kể lại từng chi tiết cuốn hút không kém những hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

Ông kể, chiều 23-8-1945, từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, cụ Hồ cùng nhiều đồng chí hoạt động cách mạng đã nghỉ lại tại nhà bà Nguyễn Thị An, thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là Phường Phú Thượng, Quận Từ Liêm, Hà Nội).

Tại đây, cụ Hồ đã nghe báo cáo kết quả tổng khởi nghĩa trong cả nước và bàn việc ra mắt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại thủ đô Hà Nội với các đồng chí trong ban thường vụ Trung ương Đảng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh...

Từ năm 1941, cụ Nguyễn Thị An (bà nội ông Dũng) và ông Công Ngọc Kha (bố ông Dũng) đã giác ngộ theo cách mạng. Cụ An và ông Kha thường làm nhiệm vụ đưa tài liệu và truyền tin bí mật cho cách mạng.

Không những vậy, ngôi nhà của gia đình còn là nơi thường xuyên lui tới họp bàn của các lãnh đạo cách mạng. Suốt những năm đó, gia đình cung cấp rất nhiều lương thực, thực phẩm cho cách mạng, và không để xảy ra sự cố nào ảnh hưởng đến cách mạng.

Vì vậy, ngôi nhà của cụ An được ông Hoàng Tùng lựa chọn làm điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ khi từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.

"Chiều tối 23-8-1945, cụ Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng về đến ngôi nhà này. Nhưng khi đó, cả nhà không ai biết là cụ Hồ bởi ông Hoàng Tùng chỉ nói có các đồng chí từ chiến khu mới về, nghỉ ở đây mấy hôm. Khi bố tôi về thì thấy trong nhà rất đông người nhưng không khí yên tĩnh. Ông cụ thì rất yếu như mới qua cơn sốt rét. 

Cụ có chòm râu dài, trán cao và đôi mắt sáng, chân đi đôi giày vải màu đen", ông Dũng kể lại từng chi tiết như sự việc mới diễn ra hôm trước.  

Khi ông Kha đi cắt cử người chốt chặn bảo vệ ở đầu làng về thì thấy ông cụ đang gõ máy chữ. Ông cụ làm việc đến khuya mới ngủ nhưng hôm sau dậy rất sớm đi quanh ao tập thể dục và tiếp tục làm việc miệt mài.

"Lúc bấy giờ, ông cụ yếu lắm, chỉ ăn được cháo. Đến chiều 25-8, khi ăn trưa xong, cụ gặp mọi người trong nhà cám ơn và chào tạm biệt vì phải đi công tác, hẹn lần sau gặp lại".

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 3.

Những kỷ vật gắn liề  

Những kỷ vật gắn liền với lần đón Bác Hồ về dừng chân vẫn được gia đình ông Công Ngọc Dũng giữ gìn cẩn thận: Chiếc máy đánh chữ Bác mang về từ chiến khu Việt Bắc, chiếc chậu Bác dùng, chiếc valy mây theo Bác về trên đường công tác - Ảnh: THANH NHÂM

Chiều 2-9, cụ An cùng cả nhà ra quảng trường Ba Đình dự míttinh, dù được nghe giọng nói rất quen, nhưng không ai nhận ra ông cụ hôm trước là người đứng trên lễ đài đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

"Chỉ đến khi về nhà, ông Hoàng Tùng tiết lộ thì mọi người trong nhà mới oà lên, vậy là người ở nhà mình hôm trước chính là cụ Hồ. Mọi người vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra cụ Hồ sớm hơn", ông Dũng kể.

"Sao lại cho Bác ăn ngon hơn?"

Theo lời hẹn, ngày 24-11-1946, Bác Hồ bất ngờ về thăm ngôi nhà này lần thứ hai, ở lại làm việc, trò chuyện với mọi người trọn một ngày.

"Khi Bác Hồ về, bố tôi chạy ra đón thì Bác hỏi ngay: ‘Chú Hai, ông cụ nhà ta đâu?’. Dù chỉ gặp một lần nhưng cụ Hồ vẫn nhớ tất cả mọi người trong nhà", ông Dũng xúc động.

"Biết Bác đến, cụ nội nhà tôi dù đã tuổi cao, vẫn bận áo the, khăn xếp tươm tất sang nhà bên gặp Bác. Vừa đến gốc cây hoa mộc trước cửa nhà, thấy cụ tôi xúc động dựa gậy vào cây hoa mộc, chuẩn bị chắp tay vái thể hiện lòng tôn kính, Bác Hồ liền đi nhanh từ trong nhà ra đỡ cụ dậy mà nói: ‘Không, không. Bây giờ cách mạng rồi, chúng mình đều là anh em, không còn như chế độ phong kiến, thực dân trước đây nữa’".

Bữa trưa đó, gia đình cụ An có làm mâm cơm ngon hơn mời Bác. Nhưng Bác không bằng lòng, hỏi bà Lê Thị Thanh - người trực tiếp chăm lo việc ăn uống của Bác, tại sao bữa cơm hôm nay lại nhiều thức ăn như vậy. Bà Thanh có thưa, đây là mâm cơm gia đình tự làm để mời Bác.

Cụ An thấy vậy vội đỡ lời: "Thưa Bác, đây là phong tục, cũng là tỏ lòng hiếu khách. Những món này gia đình đều sẵn có, nên làm bữa cơm ngon hơn mọi ngày một chút để tiếp Bác".

Nhưng Bác phê bình bà Thanh: "Lần này tôi về đây, chị tổ chức cho ăn ngon hơn như thế này, thì nay mai tôi đến xã khác, các anh, các chị mổ trâu, mổ bò cho tôi ăn hay sao?"

Cơm trưa xong, chiều đó Bác gặp nghe nhiều đồng chí lãnh đạo địa phương báo cáo để nắm tình hình.

before
after

Ảnh tư liệu và ảnh ngôi nhà từng 2 lần được đón Bác hiện nay - Ảnh: Tư liệu - THANH NHANH

20 năm làm "hướng dẫn viên" không công

"Chúng tôi là thế hệ sau, không được trực tiếp gặp Bác Hồ mà chỉ được nghe bà tôi, bố tôi kể lại và tự tìm hiểu qua sử sách.

 Trước khi mất, bố tôi có dặn chúng tôi phải gìn giữ ngôi nhà này. Nghe lời bố và thấm lịch sử ngôi nhà, năm 1996, tôi đã tự nguyện hiến ngôi nhà cho nhà nước với nguyện vọng nơi đây sẽ trở thành nhà lưu niệm của Bác Hồ", ông Dũng chia sẻ.

Vì thế, vợ chồng ông Dũng cố gắng gìn giữ được ngôi nhà y nguyên như khi mới dựng đầu thế kỷ 20. Những vật dụng gắn với kỷ niệm khi Bác Hồ về dừng chân năm nào, ông vẫn giữ nguyên vẹn. Đó là chiếc trường kỷ nơi Bác ngồi làm việc, bàn bạc công việc, chiếc chậu Bác dùng...

Cây hoa mộc trước cửa, được trồng từ khi dựng nhà, cũng được ông nâng niu, chăm sóc đến tận bây giờ, bởi nó gắn với kỷ niệm của nhiều thế hệ trong gia đình với Bác Hồ.  

Ông Dũng còn bỏ nhiều tâm sức sưu tầm những tư liệu, hiện vật về Bác Hồ, cách mạng để trưng bày trong nhà.

Cũng từ đó, ông Công Ngọc Dũng trực tiếp làm hướng dẫn viên không công để tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm ngôi nhà. Mới gần đây, vợ chồng ông được nhận trợ cấp hàng tháng từ địa phương cho công việc này.

Dù đã được nhà nước đầu tư tu sửa nhưng ngôi nhà vẫn có nhiều hạng mục đã xuống cấp. Hai vợ chồng ông đã nhiều lần tự bỏ kinh phí, đi mua nguyên vật liệu về tu sửa lại nhà.

Tính ông cẩn thận, nên có viên gạch bị mục, ông cũng phải đi tìm bằng được nơi nào có làm loại gạch y như vậy để mua về thay thế. 

Khi có ba viên ngói trên mái nhà bị hỏng do mưa nắng thời gian, ông không quản nắng nóng, đạp xe 60 cây số xuống Hà Đông để mua được đúng loại ngói như vậy. Bởi mái ngói này suốt từ khi xây nhà đến nay vẫn chưa phải thay, nếu dùng ngói không cùng loại, ông không yên lòng.

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 5.

Đã 20 năm nay, ông                                       Đã 20 năm nay, ông Công Ngọc Dũng làm hướng dẫn viên
                                                                        không công cho nhiều khách tham quan trong và
ngoài nước đến thăm ngôi nhà - Ảnh: THANH NHÂM

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 6.

Quét dọn, lau bụi bẩn                                          Quét dọn, lau bụi bẩn trong từng ngõ ngách của ngôi nhà là công việc thường xuyên của ông Dũng - Ảnh: THANH NHÂM

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 7.

Huơng hoa trên bàn                                                            Huơng hoa trên bàn thờ Bác luôn được gia đình ông Dũng chăm chút - Ảnh: THANH NHÂM

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 8.

Đây là không gian đã                                                Đây là không gian đãđón Bác Hồ dừng chân trước khi về Hà Nội năm 1945 - Ảnh: THANH NHÂM

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945 - Ảnh 9.

Trước khi đón Bác H                                       Trước khi đón Bác Hồ, ngôi nhà của gia đình ông Dũng vẫn là nơi
                                                                        thường xuyên lui tới họp bàn của các lãnh đạo cách mạng - Ảnh: THANH NHÂM         

Bài liên quan
  • 60 quốc gia tham dự Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội
    Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 với sự tham gia của 60 quốc gia sẽ được tổ chức tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 7 – 8/12. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, ẩm thực, ngoại giao, kết nối bạn bè quốc tế với Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO