Sân khấu

Nghệ thuật múa Việt Nam: Những nỗi lo và hy vọng

Phương Lan 28/12/2024 14:14

Sáng 28/12/10242024, tọa đàm với chủ đề “50 năm nghệ thuật múa Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất – Thành tựu và phát triển” đã diễn ra thành công do Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên và biên đạo múa từ khắp nơi trên cả nước.

anh-1.ban-chu-tri-dieu-hanh-toa-dam.jpg
Ban Chủ trì điều hành Tọa đàm

Buổi tọa đàm không chỉ nhằm nhìn lại hành trình phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam từ năm 1975, mà còn là cơ hội để các đại biểu chia sẻ những thành tựu nổi bật trong nửa thế kỷ qua. Từ những khởi đầu đầy thử thách, nghệ thuật múa Việt Nam đã dần khẳng định giá trị và phát triển mạnh mẽ qua nhiều thập kỷ.

Nhiều ý kiến tại tọa đàm nhấn mạnh rằng nghệ thuật múa không chuyên đang dần tiệm cận với nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Điều này cho thấy sức lan tỏa của nghệ thuật múa trong đời sống xã hội, không chỉ giới hạn ở các sân khấu lớn mà còn lan tỏa vào cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức và thẩm mỹ của người dân.

Tuy nhiên, tọa đàm cũng ghi nhận những trăn trở về việc bảo tồn và phát huy giá trị của múa dân tộc. NGND Phùng Hồng Quỳ chia sẻ: “Múa dân tộc chứa đựng nhiều giá trị văn hóa quý báu, nhưng các tác phẩm chưa thật sự hấp dẫn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Chúng ta cần những cách tiếp cận mới mẻ, nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc.”.

anh-3.-toan-canh-toa-dam.jpg
Toàn cảnh Tọa đàm

NSND Vũ Hoài cũng đồng quan điểm, nhấn mạnh rằng nghệ thuật múa có bốn chức năng cơ bản: phản ánh, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí. Việc kết hợp hài hòa cả bốn chức năng này là cần thiết, tùy thuộc vào từng giai đoạn để thu hút khán giả.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về những rào cản trong cơ chế và chính sách đối với văn hóa nghệ thuật. Đào tạo múa là một lĩnh vực nghệ thuật đặc thù, nhưng chính sách hiện tại vẫn là một thách thức lớn khiến nhiều nhà hát và cơ sở đào tạo gặp khó khăn.

Văn hóa nghệ thuật trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều rào cản mà các nghệ sĩ cần vượt qua. “Nghệ sĩ cần cống hiến nhiều hơn để được ghi nhận. Hãy theo đuổi sự sáng tạo đến cùng, công chúng sẽ đến với nghệ thuật” - NSND Ứng Duy Thịnh khẳng định.

Buổi tọa đàm khép lại trong không khí phấn khởi và đoàn kết, mang lại nhiều hy vọng cho tương lai tươi sáng của nghệ thuật múa Việt Nam. Những ý kiến và đề xuất tại tọa đàm sẽ là nền tảng quan trọng để các cơ quan chức năng nghiên cứu và triển khai các chính sách nhằm đưa nghệ thuật múa Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng hơn với thế giới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Nghệ thuật múa Việt Nam: Những nỗi lo và hy vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO