Sân khấu

Nhà hát Múa rối Thăng Long đón Huân chương Lao động hạng Ba

Việt Thương 16:18 25/12/2024

Ngày 25/12, Nhà hát múa rối Thăng Long tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập (10/10/1969 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

142539-z6164560375796_9e2c45c74810d1d1bcc9b530ec5fa017.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhà hát Múa rối Thăng Long. (Ảnh: Tuyết Mai - TTXVN)

Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP Hà Nội, các đồng chí lãnh lạo, nguyên lãnh đạo Nhà hát Múa rối Thăng Long qua các thời kỳ.

Múa rối nước - một loại hình nghệ thuật ra đời vào khoảng thế kỷ XI ở vùng châu thổ sông Hồng đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật truyền thống, một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt này của Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1969, Nhà hát múa rối Thăng Long được thành lập, có chức năng biểu diễn nghệ thuật múa rối (rối cạn và rối nước); sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối truyền thống Thăng Long - Hà Nội.

Trong diễn văn kỷ niệm, Nghệ sĩ ưu tú Trần Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long nhấn mạnh, năm 1969, Nhà hát Múa rối Thăng Long được thành lập, là đơn vị nghệ thuật có chức năng biểu diễn nghệ thuật múa rối (rối cạn và rối nước); sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối truyền thống Thăng Long - Hà Nội.

Nhiều năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến như một kỳ tích, có sức hút và trở thành một điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích. Từ một đoàn nghệ thuật chỉ có 9 diễn viên tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Hà Nội, nay Nhà hát đã có hai đoàn diễn viên và các phòng, ban chức năng, với một lực lượng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên... được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết.

Theo Nghệ sĩ ưu tú Trần Thanh Hiền, 55 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, các thế hệ lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của nhà hát luôn đoàn kết, cùng nhau rèn đức, luyện tài, bền bỉ và sáng tạo trong nghệ thuật, đưa nhà hát cùng nghệ thuật múa rối Thăng Long không ngừng phát triển, ngày càng tỏa sáng.

Với những kết quả, thành tích các thế hệ lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của đơn vị đạt được qua các thời kỳ, nhân kỷ niệm 55 năm thành lập, Nhà hát múa rối Thăng Long vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhà hát múa rối Thăng Long thành phố Hà Nội do đã có thành tích xuất sắc trong công tác sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật của múa rối truyền thống./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm “95 mùa xuân có Đảng”: Cơ hội khám phá nghệ thuật và lịch sử
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ 2025, từ ngày 17/1 đến ngày 27/2/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng”.
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Trường ca “Lũ" được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024
    Tại Lễ trao danh hiệu Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tổ chức ngày 11/1/2025, Trường ca “Lũ" của nhà thơ Lữ Mai đã được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024. Đây là lần đầu tiên một cuốn sách điện tử được xướng tên trong hạng mục danh giá này, đánh dấu bước chuyển mình của văn học kỹ thuật số.
  • [Podcast] Chè lam Thạch Xá – Thức quà đậm vị xuân của xứ Đoài
    Chè lam là một thứ quà quê tự hào của người dân làng Thạch. Mỗi độ Tết đến xuân về, những người con Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội đem biếu những hộp chè lam đến những người mình quý mến và trân trọng. Đó là biểu tượng cho tấm lòng trọng tình nghĩa, thấm đượm tình cảm mộc mạc, chân thành của người dân làng Thạch, Thủ đô Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
  • Gìn giữ hương vị Tết cổ truyền với “Hội xuân dân gian 2025” của tập thể 7A18, trường THCS Đại Kim
    Chương trình gói bánh chưng và các trò chơi dân gian nhân dịp Tết cổ truyền của học sinh lớp 7A18 trường THCS Đại Kim là một hoạt động hết sức ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc...
Đừng bỏ lỡ
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón Huân chương Lao động hạng Ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO